image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Suy hô hấp mạn tính
Lượt xem: 37

 

Suy hô hấp mạn tính (một số người gọi là suy hô hấp mãn tính) là tình trạng hệ hô hấp không thể trao đổi oxy và carbon dioxide một cách bình thường trong cơ thể, dẫn đến lượng oxy giảm và lượng carbon dioxide tăng. Suy hô hấp mạn tính là tình trạng bệnh khá nguy hiểm, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Bệnh thường diễn ra trong thời gian dài, khó nhận biết dẫn đến tình trạng bệnh chuyển nặng, khó chữa trị. 

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây hội chứng suy hô hấp mạn

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: đây là một nhóm bệnh về phổi gây khó thở, bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính.

- Bệnh thần kinh cơ: đây là nhóm bệnh về các cơ hỗ trợ việc thở bị ảnh hưởng, bao gồm chứng loạn dưỡng cơ và bệnh Lou Gehrig (tình trạng thoái hóa thần kinh, xơ cứng teo cơ một bên).

- Bệnh tim bẩm sinh: bệnh lý này có thể ngăn phổi nhận đủ oxy từ máu, gây suy hô hấp phổi.

- Ung thư phổi: ung thư có thể gây khó thở hoặc chặn đường thở khiến hội chứng suy hô hấp hình thành.

- Viêm phổi: tình trạng viêm có thể khiến tích tụ chất lỏng trong phổi, gây khó thở.

- Hút thuốc: thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân gây phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi dẫn đến hội chứng suy hô hấp mạn tính.

- Lạm dụng ma túy: sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý liên quan đến ma túy cũng gây ảnh hưởng chức năng phổi.

- Chấn thương ngực hoặc xương sườn: phổi có thể bị tổn thương bởi các chấn thương vùng ngực hoặc xương sườn.

- Tổn thương tủy sống: các dây thần kinh kiểm soát cơ dùng để thở bị ảnh hưởng bởi tổn thương tủy sống, điều này có thể dẫn đến suy hô hấp.

2. Triệu chứng suy hô hấp mạn tính

- Khó thở, cảm giác không thể hít thở đủ, nhất là khi vận động, tập thể dục.

- Thở gấp hoặc thở quá chậm.

- Thức giấc giữa đêm.

- Lú lẫn, hay quên.

- Mệt mỏi.

- Thường xuyên bị đau đầu, luôn cảm thấy buồn ngủ.

- Khò khè, ho có đờm.

- Sưng phù tay chân.

- Móng tay, da, môi có màu hơi xanh, tím.

- Đối tượng nguy cơ mắc phải suy hô hấp mạn tính: Người nghiện bia rượu; Người có sử dụng ma túy, thuốc phiện; Người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lá điện tử; Người có vấn đề về khả năng trao đổi chất; Người bị chấn thương não hoặc đột quỵ; Người bị chứng ngưng thở lúc ngủ; Người bị đột quỵ hoặc có vấn đề về các mạch máu dẫn đến phổi.

- Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp mạn tính: Nghẹt/ ngạt thở; Đuối nước; Ốm yếu, dễ bị bệnh; Chấn thương ngực; Chấn thương đầu; Chấn thương tủy sống; Có vấn đề về thần kinh; Có vấn đề về phổi; Người thân có tiền sử bệnh lý liên quan đến phổi.

3. Biến chứng suy hô hấp mạn tính

Hội chứng suy hô hấp mạn là một tình trạng suy nhược, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng suy hô hấp như:

- Chấn thương phổi, thuyên tắc phổi, xơ phổi, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp…

- Huyết áp không ổn định, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim…

- Chướng bụng, tiêu chảy, tắc ruột, tràn khí màng bụng…

- Suy giảm trí nhớ.

4. Cách phòng tránh suy hô hấp mạn tính

- Không hút thuốc lá, thuốc lá điện tử; nicotine và các hóa chất khác trong thuốc lá có thể gây tổn thương phổi. Khói thuốc thụ động cũng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng phổi, do đó nên tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc hoặc nơi bị ô nhiễm khói bụi.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng để ngăn chặn vi khuẩn, vi trùng. Không chạm vào mắt, mũi, miệng liên tục và nên che miệng khi ho để tránh vi khuẩn lây lan.

- Hẹn chế uống rượu bia, chất kích thích.

- Tiêm vắc xin đúng cách để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi, ho gà, bệnh bạch hầu…

- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học.

- Lên kế hoạch cho các buổi tập luyện thể dục thể thao.

- Đi khám ngay khi có các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn như ho, sốt cao, tăng tiết dịch nhầy…

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

 

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang