image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tăng áp lực nội sọ
Lượt xem: 122

 

Tăng áp lực nội sọ là hội chứng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như phù não, thiếu máu não thậm chí là tụt não gây các tổn thương không thể phục hồi sau đó hoặc gây tử vong nhanh chóng cho người bệnh. Do đó, người bệnh có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ cần phải được nhận biết sớm và điều trị kịp thời.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ

- Chấn thương đầu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng áp lực nội sọ.

- Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng tăng áp lực nội sọ, bao gồm: Nhiễm trùng; Đột quỵ; Khối u não; Vỡ phình động mạch và xuất huyết dưới nhện; Não úng thủy (sự tích tụ bất thường dịch não tủy bên trong khoang não thất); Xuất huyết não do tăng huyết áp (tăng huyết áp gây ra tình trạng chảy máu não); Xuất huyết não thất (chảy máu vào vùng chứa dịch não tủy bên trong não); Tụ máu ngoài màng cứng; Tụ máu dưới màng cứng; Huyết khối xoang tĩnh mạch trong sọ (cục máu đông bên trong tĩnh mạch não); Chấn thương sọ não; Phù não; Viêm màng não (viêm màng bảo vệ xung quanh não, tủy sống); Thiếu oxy não; Tăng huyết áp nội sọ vô căn; sử dụng một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân làm tăng áp lực nội sọ…

2. Dấu hiệu cảnh báo tăng áp lực nội sọ

- Có nhiều dấu hiệu cảnh báo chứng tăng áp lực nội sọ, nhưng tùy theo giai đoạn mà có thể biểu hiện một số trong những triệu chứng sau: Đau đầu; Nôn ói; Mờ mắt, nhìn đôi; Buồn ngủ/ lừ đừ/ lú lẫn; Mạch chậm, huyết áp tăng; Đồng tử giảm phản xạ với ánh sáng/ giãn đồng tử; Rối loạn hô hấp; Rối loạn sự điều hòa nhiệt độ cơ thể như sốt cao hay hạ thân nhiệt; Mất ý thức, hôn mê…Tuy nhiên, những biểu hiện như đau đầu, nôn ói, thay đổi hành vi, lú lẫn được xem là những dấu hiệu đầu tiên của chứng tăng áp lực nội sọ. Đặc biệt, nếu thấy xuất hiện cùng lúc 3 dấu hiệu dưới đây thì được xem là cảnh báo của tình trạng tăng áp lực nội sọ, cần cấp cứu nhanh chóng, bao gồm: Thở không đều; Khoảng cách ngày càng gia tăng giữa huyết áp tâm thu và tâm trương; Nhịp tim giảm.

- Khi xuất hiện các dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sơ y tế để khám và điều trị.

3. Biến chứng của tăng áp lực nội sọ

Điều trị tăng áp lực nội sọ nếu không thực hiện kịp thờicó thể gây ra thiếu máu nuôi não, thoát vị não, co giật, đột quỵ nhồi máu hoặc xuất huyết não… thậm chí não bộ bị tổn thương, không thể phục hồi. Nếu để lâu hơn, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm như tụt não, tử vong.

4. Phòng bệnh tăng áp lực nội sọ

- Thực hành giảm nguy cơ mắc bệnh tăng áp lực nội sọ bằng cách phòng tránh chấn thương xảy ra ở vùng đầu, đột quỵ, nhiễm trùng, tăng huyết áp…; ăn uống khoa học, duy trì mức cân nặng khỏe mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên; tiêm vaccine phòng bệnh; sử dụng thuốc đúng chỉ định, rửa tay thường xuyên…

- Bảo vệ đầu bằng cách đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp hoặc khi tham gia chơi những môn thể thao có xảy ra va chạm. Khi lái xe hơi bạn đừng quên thắt dây an toàn và hãy giữ lưng ghế ở xa ghế phía trước, xa bảng điều khiển. Khi có trẻ nhỏ trong xe hơi, phụ huynh nên trang bị ghế ngồi chuyên dụng, an toàn phù hợp và đừng quên cài dây an toàn cho trẻ.

- Giữ sàn nhà gọn gàng, khô ráo; lắp thêm tay vịn… để hạn chế nguy cơ bị té ngã.

- Khám sức khỏe định kỳ để phòng các bệnh như u não, đột quỵ, dị dạng mạch máu não cũng là cách hiệu quả để dự phòng tăng áp lực nội sọ.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

 

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang