image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tràn dịch khớp bả vai
Lượt xem: 130

 

Tràn dịch khớp vai là bệnh lý thường gặp, có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bất thường khác tại khớp vai, tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm nếu không điều trị hoặc bệnh tái phát nhiều lần.

anh tin bai

Ảnh minh họa

 

1. Nguyên nhân gây bệnh tràn dịch khớp bả vai

- Rách chóp xoay: là một chấn thương mà cơ quay của khớp vai bị rách một phần hoặc toàn phần. Bệnh có thể do tuổi tác, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tính chất của các sợi collagen… khiến chóp xoay vai yếu hơn bình thường, gây rách chóp xoay. Nhóm nguyên nhân bên ngoài đến từ chấn thương cấp tính, sự tích tụ của các vi chấn thương, sự mất vững của khớp ổ chảo…

- Viêm quanh khớp vai: Viêm quanh khớp vai miêu tả các bệnh lý về viêm cấu trúc phần mềm quanh khớp vai, có thể là do bao hoạt dịch, gân vai, bao khớp… Bệnh có thể gây ra tình trạng tràn dịch khớp vai, làm tình trạng đau cứng khớp trở nên rõ ràng hơn.

- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng dễ xảy ra nhất ở người sau phẫu thuật, có vết thương hở nhưng không vệ sinh vết thương đúng cách. Vết thương là “cửa vào” cho vi khuẩn xâm nhập tấn công và gây nhiễm trùng khớp vai. Tràn dịch khớp vai cũng là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng khớp vai, bên cạnh biểu hiện sốt cao và ớn lạnh người.

- U nang hoạt dịch: U nang hoạt dịch là chất lỏng lành tính nằm dưới da tại vị trí gần khớp vai. Nguyên nhân chưa được xác định, tuy nhiên sự thoái hóa xương khớp ở người cao tuổi được cho là có mối liên hệ mật thiết với bệnh. U nang hoạt dịch khớp vai hình thành sâu trong mô của cơ thể dưới dạng u lớn đơn lẻ hoặc cụm u nang.

- Yếu tố nguy cơ

+ Hoạt động khớp vai quá mức, thường thấy ở vận động viên các môn dùng nhiều lực tay như: bóng rổ, bóng chuyền, võ thuật…; người làm công việc khuân vác, thường xuyên tì đè các vật nặng lên vai

+ Người cao tuổi, xương khớp vai nhạy cảm vì trong giai đoạn lão hóa tự nhiên

+ Tai nạn té ngã sinh hoạt, tai nạn giao thông… do vai là nơi chịu lực va đập lớn

+ Người ít vận động khiến xương khớp suy giảm chức năng

2. Triệu chứng viêm tràn dịch khớp vai

- Tình trạng tràn dịch khớp vai có thể được nhận biết qua triệu chứng đặc hiệu là sưng to bất thường tại vùng vai và bả vai. Cùng lúc, người bệnh có cảm giác phần vai bị trì trệ nặng nề. Cơn đau khớp rõ ràng nhất khi người bệnh cố gắng di chuyển cánh tay, thực hiện các hoạt động xoay vai.

- Mức độ cơn đau ở mỗi người sẽ khác nhau, nhưng điểm chung là cơn đau khớp dai dẳng, không dứt. Có thể giảm nhẹ hơn khi người bệnh nằm, hoặc ở trong tư thế giảm tối đa áp lực lên khớp vai. Bệnh càng để lâu không điều trị, triệu chứng càng trở nặng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất và tinh thần. (2)

- Những triệu chứng khác cũng có thể là cảnh báo khớp vai bị tràn dịch, xuất hiện đồng thời với tình trạng sưng tấy khớp vai: Cứng khớp vai (đặc biệt vào buổi sáng); Đỏ hoặc sờ ấm tại khớp vai; Vùng da ở khớp sưng căng hơn bình thường; Sốt, mệt mỏi.

3. Hướng điều trị và phòng tràn dịch khớp vai

- Phương pháp điều trị tràn dịch khớp vai được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của từng người bệnh. Những phương pháp thường được bác sỹ chỉ định áp dụng các phương pháp như uống thuốc, chọc hút dịch khớp, vật lý trị liệu và phẫu thuật đối với những trường hợp nặng.

- Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp vai

+ Không dùng lực khớp cánh tay quá mức hay cử động cánh tay quá mạnh

+ Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho khớp vai bằng cách tập thể dục, tập các bài tập sức mạnh cho vai

+ Chơi thể thao đúng kỹ thuật, chủ động hạn chế mọi rủi ro có thể gây ra chấn thương thể thao

+ Kiểm soát cân nặng lý tưởng

+ Chế độ ăn đa dạng nguồn thực phẩm, cân bằng các chất đa lượng và vi lượng.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

 

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang