image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nhiễm độc gan
Lượt xem: 151

 

Nhiễm độc gan không chỉ gây tổn thương ở gan mà còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nhiễm độc gan hay gan nhiễm độc nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây nhiễm độc gan

Nhiễm độc gan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thường là:

- Thuốc, thực phẩm chức năng: có khoảng > 1000 thuốc và 60 thực phẩm chức năng có thể gây ra tổn thương gan

- Rượu, đồ uống có cồn: gây ra tình trạng viêm gan, xơ gan

2. Dấu hiệu gan nhiễm độc

- Dạng viêm gan cấp là hình thái tổn thương thường gặp nhất trong gan nhiễm độc. Nhiều bệnh nhân bị bệnh gan nhiễm độc nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, chỉ phát hiện qua xét nghiệm các chỉ số men gan có kết quả bất thường. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, nước tiểu sậm màu. Ngoài ra, các bệnh nhân có ứ mật có thể có ngứa ngoài da. Khi thăm khám, bác sỹ có thể phát hiện gan to, các dấu hiệu của rối loạn đông máu (xuất huyết dưới da, chảy máu niêm mạc miệng…), các biểu hiện của hội chứng não gan (rối loạn định hướng không gian, thời gian, lú lẫn, hôn mê…).

- Các trường hợp gan nhiễm độc mạn tính có thể dẫn tới xơ hoá gan và xơ gan. Người bệnh có thể đến khám khi xuất hiện đợt mất bù cấp tính (cổ trướng, xuất huyết tiêu hoá, vàng da…) hoặc do tình trạng xơ gan tiến triển đến giai đoạn mất bù.

- Bên cạnh các biểu hiện của tình trạng suy giảm chức năng gan do các tổn thương gan gây ra bởi độc chất thì còn có các biểu hiện của các phản ứng quá mẫn do tác nhân gây hại như sốt, nổi ban, hội chứng Stevens-Johnson…

3. Hướng điều trị nhiễm độc gan

Tùy tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định cho bệnh nhân các phương pháp điều trị:

- Loại bỏ các chất gây nhiễm độc: Trong điều trị nhiễm độc gan, đầu tiên là xác định và loại bỏ những chất gây nhiễm độc như các loại thuốc, thảo dược, rượu bia… Trong đó, rượu bia là một trong các nguyên nhân thường gặp gây nhiễm độc ở gan, phần lớn là ở nam giới.

- Ghép gan: Phẫu thuật ghép gan là phương pháp được bác sĩ cân nhắc áp dụng cho các trường hợp gan nhiễm độc nghiêm trọng do những loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng. Lúc này, nếu không được ghép gan, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Ngoài ra, ghép gan còn được chỉ định thực hiện cho người bệnh bị xơ gan giai đoạn cuối do rượu. Tuy nhiên, các trường hợp này chỉ được chấp nhận cấy ghép gan khi đã kiêng rượu hoàn toàn và theo chương trình điều trị tối thiểu 6 tháng.

- Giải độc gan đúng cách: Các biện pháp giải độc cho gan cần được xử lý từ bên trong, trong gốc rễ những độc tố từ ngoài vào cơ thể. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn tế bào Kupffer sinh ra nhiều chất độc, tấn công đến gan. Cả hai việc này cần được thực hiện song song để gan khỏe mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò xử lý, chuyển hóa, thải chất độc ra ngoài cơ thể.

4. Phòng tránh nguy cơ nhiễm độc

- Để bảo vệ gan, người bệnh nên từ bỏ thói quen dùng thuốc tùy tiện, thay vào đó chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và cần có chỉ định từ bác sĩ. Khi sử dụng thuốc nên sử dụng đúng chỉ định, liều lượng, cần uống thuốc với nhiều nước. Với các trường hợp dùng thuốc lâu dài, nên dùng thêm những thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được thử nghiệm lâm sàng để bảo vệ gan, hạ men gan, giải độc và tăng cường chức năng gan, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa của gan.

- Thực hiện lối sống lành mạnh như thường xuyên tập thể dục, ăn những loại thực phẩm khoa học, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và những chất vi lượng cần thiết. Mỗi ngày nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu đạm (thịt nạc, trứng, cá, mực, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu…), những thực giàu vitamin B1 (mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….), thực phẩm giàu vitamin A (bắp cải, gan động vật, tỏi tây, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau chân vịt…); hạn chế dùng những loại thực phẩm nhiều đường. Đồng thời, cần hạn chế dùng rượu bia, những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, tiếp xúc với những chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón… trong thời gian dài. 

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang