image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Viêm lợi trùm
Lượt xem: 198

Viêm lợi trùm nếu không được điều trị dễ dẫn đến lây lan, nhiễm trùng cục bộ đến các khoang đầu và cổ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân viêm lợi trùm

+ Viêm lợi trùm thường phát triển ở người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên, thường do răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lợi trùm: Nhiễm vi khuẩn; Răng khôn mọc lệch  Lợi trùm không tiêu biến khi răng mọc lên

+ Người có nguy cơ bị viêm lợi trùm

- Người trưởng thành từ 20 đến 29 tuổi.

- Chưa mọc răng khôn hoặc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, chỉ mọc một phần.

- Thói quen vệ sinh răng miệng kém.

- Thường xuyên hút thuốc lá.

- Phát triển nang răng.

- Chịu nhiều áp lực, căng thẳng.

- Phụ nữ mang thai.

2. Dấu hiệu viêm lợi trùm

Dấu hiệu viêm lợi trùm cấp tính và mạn tính khác nhau.

- Các triệu chứng viêm lợi trùm cấp tính có thể bao gồm: Sốt; Đau răng dữ dội; Nướu đỏ và sưng; Xuất hiện mủ; Khó nuốt; Co cứng hàm; Sưng mặt; Nổi hạch bạch huyết vùng cổ.

- Viêm lợi trùm mạn tính có thể có các biểu hiện như: Đau nhức răng nhẹ; Hơi thở hôi; Giảm vị giác.

3. Biến chứng nguy hiểm khi viêm lợi trùm

- Viêm lợi trùm có mủ: Đây là một trong những biến chứng nặng thường xảy ra khi người bệnh không điều trị triệt để. Nướu tiết ra mủ có mùi hôi nồng nặc, gây ra nhiều khó khăn trong suốt quá trình điều trị.

- Nhiễm trùng nướu: Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm nướu. Nhiễm trùng nướu xảy ra khi bệnh nhân không điều trị khỏi hẳn, dẫn đến nướu bị tổn thương và không thể phục hồi hoàn toàn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào nướu, gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng nướu có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ về sau.

- Nguy cơ làm ảnh hưởng tới răng bên cạnh: Vi khuẩn có thể nhanh chóng lây lan từ vùng bị viêm sang các răng xung quanh. Điều này khiến chân răng khôn và các răng lân cận nhanh chóng yếu đi, khiến răng lung lay và thậm chí dẫn đến mất răng.

- Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, giao tiếp hàng ngày: Người bệnh viêm lợi trùm sẽ phải chịu những cơn đau kéo dài, dẫn đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Ngoài ra, việc ăn uống và giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày có thể trở nên khó khăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

4. Hướng điều trị viêm lợi trùm

Có các phương pháp y khoa phổ biến được các bác sĩ sử dụng trong điều trị viêm lợi trùm:

- Thuốc giảm đau và kháng sinh: Bác sĩ thường tiêm thuốc gây tê cục bộ hoặc kê đơn thuốc giảm đau dạng bôi và đường uống (thuốc chống viêm không Steroid – NSAID) để kiểm soát cơn đau. Thuốc kháng sinh được chỉ định cho bệnh nhân bị lợi trùm khi nghi ngờ nhiễm trùng có khả năng lây lan rộng.

- Cắt lợi trùm: Sau khi kiểm tra và xác định mức độ, bác sĩ sẽ gây tê vùng nướu, cắt bỏ phần nướu trùm, vệ sinh, khâu nướu và tiến hành cầm máu, tránh vi khuẩn xâm nhập và tiếp tục gây nhiễm trùng.

- Nhổ răng khôn: Đây là một trong những cách điều trị viêm lợi trùm hiệu quả nhất. Nhổ răng khôn có thể giải quyết tình trạng tái phát nhiễm trùng gây ra nhiều vấn đề răng miệng khác.

- Ngoài ra, biện pháp vệ sinh răng miệng được khuyến nghị cho người bệnh viêm lợi trùm nhẹ bằng cách sử dụng dung dịch vô trùng (nước muối sinh lý, chlorhexidine, hydrogen peroxide) giúp làm sạch và loại bỏ mảng bám quanh nướu. 

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang