image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Lượt xem: 92

 

Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai được xem là mối đe dọa nghiêm trọng trong sản khoa, có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân thiếu sắt khi mang thai

- Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị. Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM lượng sắt và axit folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai chỉ đạt khoảng 40% so với nhu cầu khuyến nghị.

- Phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng dễ bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai. Hoặc tình trạng ốm nghén, mệt mỏi trong thai kỳ cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu.

- Ngoài ra, một số yếu tố sau sẽ tăng nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai khác như: Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần nhau; Mang đa thai; Nôn mửa thường xuyên do ốm nghén; Không bổ sung đủ liều lượng sắt cần thiết khi mang thai; Có tiền sử cường kinh (chu kỳ kinh nguyệt có máu kinh ra nhiều hơn bình thường) trước khi mang thai; Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai.

2. Dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu

- Các triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai gồm có: Mệt mỏi; Yếu người; Chóng mặt hoặc choáng váng.; Đau đầu; Da nhợt nhạt hoặc vàng; Hụt hơi

- Trường hợp thiếu máu trầm trọng có thể xuất hiện các triệu chứng như: Nhịp tim nhanh; Huyết áp thấp; Khó tập trung.

- Các dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu thường không đặc hiệu và tương tự với các biểu hiện của mang thai nên việc xét nghiệm máu là cần thiết khi đi khám thai.

3. Biến chứng bà bầu có thể gặp phải khi thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều chỉnh kịp thời có thể gây ra những kết cục xấu cho cả mẹ và thai nhi.

- Đối với mẹ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Trong đó, băng huyết sau sinh cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người mẹ.

- Đối với thai nhi: Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ bị thiếu máu thiếu sắt khi mang thai rất dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, suy thai, sinh non tháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh sơ sinh hơn so với các trẻ có mẹ bình thường. Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Nguyên do bởi sự thiếu hụt sắt từ sớm sẽ tác động tiêu cực đến các tế bào oligodendrocyte, làm thay đổi quá trình myelin hóa, từ đó gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh.

4. Cách phòng ngừa thiếu sắt ở bà bầu

- Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu, giải pháp tối ưu nhất là kết hợp chế độ ăn uống khoa học từ các loại thực phẩm giàu chất sắt với chế phẩm sắt bổ sung từ đường uống. Nguồn cung cấp chất sắt phong phú và dồi dào cho phụ nữ mang thai. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, gan, rau xanh, đậu đỗ. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật. Kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm lên men cùng bữa ăn hoặc các loại trái cây giàu vitamin C sau bữa ăn sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn.

- Bên cạnh bổ sung chất sắt, để quá trình tạo máu tốt hơn, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm folate và axit folic là rau lá xanh, mầm lúa mì, các loại hạt, các loại trái cây đặc biệt là cam, dâu tây, dưa hấu, lê…

- Phụ nữ mang thai cần uống bổ sung sắt hàng ngày, đều đặn từ khi phát hiện mang thai đến sau khi sinh 1 tháng. Thuốc bổ sung sắt có 2 dạng là sắt vô cơ và sắt hữu cơ, trong đó sắt hữu cơ dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ. Trên thị trường thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng là sắt nước và sắt viên. Mỗi loại có ưu, nhược điểm khác nhau. Nếu quá khó khăn trong lựa chọn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang