image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Sơ cứu trẻ bị sặc sữa
Lượt xem: 75

 

Sặc sữa diễn ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sơ cứu trẻ sơ sinh sặc sữa không đúng cách và chậm trễ, sữa có thể tràn vào phổi, gây bít tắc đường hô hấp, gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. 

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa

- Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn non nớt và trẻ cần thời gian để làm quen với việc mút, bú và nuốt nên sặc sữa sơ sinh diễn ra khá thường xuyên.

- Lượng sữa chảy ra nhiều và nhanh khiến trẻ không nuốt kịp và nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị sặc sữa. Ở trẻ bú mẹ, khi bú, ngực mẹ sẽ bị kích thích và sản sinh nhiều sữa hơn. Mặt khác, khi cho trẻ bú bình, việc lựa chọn bình sữa không phù hợp, có kích thước lỗ núm cao su quá lớn, dốc thẳng bình sữa vào miệng trẻ đều khiến sữa chảy nhanh, nhiều và gây sặc sữa

- Cho trẻ bú khi trẻ đang ho, khóc hay đang bị thu hút với một thứ gì đó. Ngủ quên khi đang bú cũng có thể gây sặc do sữa vẫn được cung cấp vào miệng trẻ, tràn vào đường hô hấp. Khi trẻ quá đói, sặc sữa có thể xảy ra do trẻ bú vội vàng, nhịp bú nhanh.

- Trẻ bú quá no hoặc bố mẹ để trẻ nằm ngay khi vừa bú xong, sữa có thể trào ngược lên gây sặc sữa. Cho trẻ bú sai tư thế cũng có thể dẫn đến sặc sữa.

- Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sặc sữa do mắc phải một số dị tật bẩm sinh hay khiếm khuyết về thần kinh, như: Hội chứng Down, hở hàm ếch,…

2. Triệu chứng trẻ bị sặc sữa

- Trẻ đang bú bỗng ho sặc sụa.

- Sữa chảy ra từ mũi, miệng khi trẻ đang bú hoặc vừa bú xong.

- Trẻ hoảng hốt, khóc thét.

- Trẻ khó thở, da tím tái.

- Cơ thể có thể mềm nhũn hoặc co cứng.

- Ở diễn tiến nặng, sặc sữa có thể gây ngừng thở, ngừng tim, dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.

3. Hướng dẫn các bước sơ cứu trẻ sơ sinh sặc sữa tại nhà

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị sặc sữa, bố mẹ cần giữ bình tĩnh, đánh giá chung tình trạng của trẻ một cách nhanh chóng và thực hiện các bước sơ cứu sặc sữa.

- Sơ cứu khi trẻ sơ sinh còn tỉnh khi bị sặc sữa: Nếu trẻ vẫn còn ho được, mẹ nhanh chóng đỡ trẻ dậy, nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng. Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống sữa ra khỏi đường hô hấp nên mẹ hãy khuyến khích trẻ ho. Lưu ý, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Nhưng nếu trẻ không ho được và vẫn còn tỉnh, mẹ cần sơ cứu trẻ theo các bước sau:

+ Bước 1: Vỗ lưng cho trẻ. Đặt trẻ nằm sấp (đầu thấp hơn ngực, đầu và cằm ở tư thế thẳng, không tạo áp lực lên vùng hầu họng) trên mặt trong cẳng tay, tựa vào đùi. Dùng 1 lực vừa đủ vỗ lên lưng trẻ (khu vực giữa 2 vai trẻ) liên tục 5 lần theo hướng từ trên xuống dưới và hướng ra trước. Nếu trẻ vẫn chưa thể thở lại, da vẫn chưa hồng hào lại, mẹ thực hiện ấn ngực cho trẻ.

+ Bước 2: Ấn ngực cho trẻ. Đặt trẻ nằm ngửa (đầu thấp hơn cơ thể) trên mặt trong cẳng tay, tựa vào đùi. Dùng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ấn 1 lực vừa đủ lên ngực trẻ liên tục 5 cái (ấn vào vị trí 1/2 xương ức, ở dưới đường liên vú).  Tần suất 1 giây/1 lần ấn ngực để tạo áp lực đẩy sữa ra khỏi đường thở. Nếu trẻ vẫn chưa thể thở lại, da vẫn chưa hồng hào lại, mẹ kết hợp vỗ lưng và ấn ngực cho trẻ, thực hiện đến khi trẻ có thể thở lại.

+ Bước 3: Lặp lại chu kỳ 5 lần vỗ lưng – 5 lần ấn ngực cho đế khi trẻ thở lại hoặc không đáp ứng.

- Cấp cứu khi bé sơ sinh ngừng thở ngừng tim do sặc sữa

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh  không tỉnh, không thở, tím tái do sặc sữa, bố mẹ cần gọi người thân, cấp cứu y tế để được hỗ trợ. Khi gọi được cấp cứu, mẹ để điện thoại ở chế độ loa ngoài và làm theo hướng dẫn. Trẻ cần được ép tim thổi ngạt cho đến khi nhân viên cấp cứu đến hỗ trợ.

3. Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh

- Cho trẻ bú đúng cách: Khi cho trẻ bú, mẹ nên bé trẻ ở tư thế đầu cao hơn thân, bú từ từ, nhịp nhàng và chú ý các cử chỉ của trẻ để phát hiện sớm các bất thường nếu có. Trẻ không muốn bú nữa nhưng vẫn ngậm ti, ho, khóc, mẹ nên ngừng cho trẻ bú ngay. Bố mẹ không ép, hối thúc trẻ bú.

- Lựa chọn bình sữa có kích thước lỗ núm cao su phù hợp và lưu ý độ nghiêng của bình sữa khi cho trẻ bú để điều chỉnh lượng sữa, tốc độ dòng chảy của sữa.

- Mẹ cho con bú nếu có quá nhiều sữa, sữa chảy nhanh, mẹ có thể dùng 2 ngón tay kẹp ở đầu vú để điều chỉnh lượng sữa.

- Không cho trẻ nằm ngay khi vừa bú xong, thay vào đó bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ (đầu cao hơn thân), vỗ ợ cho trẻ.

- Lựa chọn không gian cho trẻ bú yên tĩnh, thông thoáng, tránh để trẻ phân tâm khi bú. 

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang