image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Lượt xem: 143

 

Thoát vị rốn là hiện tượng mà các cơ quan nội tạng trong ổ bụng bị đẩy ra ngoài qua lỗ rốn. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do cơ bụng chưa đủ phát triển để đóng kín ống dây rốn.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

- Nguyên nhân thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến quá trình sinh sản, khi dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trên cơ bụng của em bé và bị cắt đứt khi bé được sinh ra. Thường trong vòng 1 - 2 tuần sau sinh, dây rốn sẽ teo dần và rụng, lúc này vết thương sẽ lành tự nhiên, đồng thời lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua cũng sẽ được đóng lại tự nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cơ ở rốn không khép lại hoàn toàn ở đường giữa của bụng và điều này có thể dẫn đến thoát vị rốn sau này.

2. Những dấu hiệu nhận biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

- Một khối tròn lồi lên tại vị trí của rốn, có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự sưng. Khối thoát vị có thể phình to ra khi trẻ cử động. 

- Thường thì thoát vị rốn không gây đau. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, hiếm khi gây ra biến chứng. 

- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có đoạn ruột bị kẹt trong khối thoát vị và không thể đẩy trở lại vào ổ bụng. Phần ruột này có thể bị tổn thương do thiếu máu và gây đau vùng rốn.

- Nghiêm trọng hơn, ruột có thể bị bóp nghẹt, dẫn đến sự suy giảm cung cấp máu và gây hoại tử. Nếu có nhiễm trùng, có thể lan đến bụng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Hướng điều trị bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh 

- Phần lớn các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi trước một tuổi mà không cần can thiệp y tế. Khi bé lớn lên, cơ thành bụng khỏe mạnh hơn và có khả năng đóng lỗ trên thành bụng, khối thoát vị rốn sẽ tự biến mất. Trong thời gian chờ cơ thành bụng đóng lại, mẹ có thể sử dụng băng gạc hoặc khăn mềm để che rốn lại.

Nếu sau 1 tuổi mà thoát vị rốn không gây đau cũng như chưa tự mất đi, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ có thể thử đẩy khối thoát vị rốn trở lại vào vị trí ban đầu. 

- Tuy nếu khối thoát vị gây đau, bị nghẹt ruột, hoặc vùng da sưng đỏ, thì phải tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện một phẫu thuật nhỏ tại chân rốn để đưa thoát vị rốn trở lại ổ bụng và đóng lại lỗ hở trên thành bụng. Với trẻ em, phẫu thuật được xem xét trong các tình huống sau:

+ Thoát vị vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển sau khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi.

+ Trẻ đến 4 tuổi mà khối thoát vị vẫn không trở lại vị trí ban đầu.

+ Trong trường hợp thoát vị có một phần ruột, gây ảnh hưởng đến hoạt động.

+ Khối thoát vị bị kẹt và không thể đẩy trở lại vị trí cũ.

4. Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

- Khi trẻ bị thoát vị rốn, ba mẹ cần hạn chế trẻ khóc quá nhiều và giảm thiểu vận động quá mức, vì điều này có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm sưng to khối thoát vị rốn. 

- Việc tăng cường dinh dưỡng chất xơ và rau củ quả cho trẻ giúp hạn chế tình trạng táo bón, vì táo bón có thể khiến trẻ rặn khi đi ngoài và tăng nguy cơ thoát vị.

- Trong trường hợp khối thoát vị bị cứng hơn bình thường và tăng đột ngột kích thước, gây đau khi chạm vào, kèm theo đau bụng và nôn trớ, có thể là dấu hiệu của thoát vị nghẹt. Trong tình huống này, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang