image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lưu ý khi lọc máu hấp thụ
Lượt xem: 84

 

Lọc máu hấp thụ là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, là một phương thức lọc máu ngắt quãng, có khả năng loại bỏ độc tố, các chất có trọng lượng phân tử trung bình và lớn, hỗ trợ điều trị các biến chứng của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ. Ngoài ra, phương pháp này còn điều trị một số bệnh như: ngộ độc cấp, sốc nhiễm trùng, viêm tụy cấp…

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Chỉ định, chống chỉ định lọc máu hấp phụ

- Các trường hợp cần lọc máu hấp phụ bao gồm:

+ Người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối có hội chứng ure huyết cao, nổi mề đay, tăng huyết áp kháng trị.

+ Người bệnh bị ngộ độc cấp do thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, thuốc tây, thuốc an thần…

+ Người bệnh bị sốc nhiễm trùng, nhiễm độc.

+ Một số bệnh về gan: suy gan cấp, viêm gan cấp, bệnh não gan…

- Chống chỉ định tương đối trong những trường hợp sau:

+ Người bệnh tụt huyết áp sâu.

+ Người bị rối loạn đông máu nặng.

Những lợi ích và rủi ro biến chứng có thể gặp khi thực hiện phương pháp

2. Những lợi ích và rủi ro khi thực hiện lọc máu hấp phụ

- Lợi ích: Lọc máu hấp phụ giúp loại bỏ các chất có trọng lượng phân tử trung bình và lớn. Khi kết hợp với thận nhân tạo sẽ loại bỏ nhiều loại độc tố trong máu hơn, thay thế chức năng thận của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Từ đó hạn chế xuất hiện các biến chứng ngắn hoặc dài hạn, kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

- Rủi ro: Tụt huyết áp, Thiếu máu, Chuột rút cơ bắp, Khó ngủ, Ngứa, Rối loạn điện giải, Nhồi máu cơ tim cấp, Nhiễm trùng máu, Rối loạn nhịp tim, Ngừng tim đột ngột.

3. Lưu ý khi lọc máu hấp phụ

Khi lọc máu hấp phụ, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

- Trong quá trình lọc máu hấp phụ, người bệnh phải nằm tại giường, hạn chế cử động tại vị trí có ống thông, có thể ăn uống và vận động nhẹ.

- Theo dõi những thay đổi trong cơ thể như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau ngực, khó thở.

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số loại thuốc có thể cần điều chỉnh sau khi lọc máu.

- Chăm sóc và giữ cho vị trí tiếp cận mạch máu (thường ở cánh tay) luôn sạch sẽ và tránh chấn thương. Ngoài ra, người bệnh cũng cần theo dõi và báo cho bác sĩ mọi dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc tắc mạch. 

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang