image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hướng dẫn cách xử lý khi bị chảy máu tai
Lượt xem: 245

 

Chảy máu tai là vấn đề ở tai, nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thính lực tai (tạm thời hoặc vĩnh viễn). Khi bị chảy máu tai, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể sẽ có những cách xử lý khi bị chảy máu tai khác nhau.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân chảy máu tai

- Vết thương tai: Vết thương vành tai loại này thường đến từ tai nạn, ẩu đả… có thể đi kèm tổn thương sụn vành tai. Vết thương rách da ống tai: phổ biến nhất là do ngoáy tai bằng vật cứng để cố lấy ráy tai hoặc dị vật tai khiến da bị tổn thương và chảy máu. Rách màng nhĩ: Nguyên nhân từ việc ngoáy tai, nhưng phổ biến hơn là từ các chấn thương áp lực như bị tát tay, lặn biển…

- Dị vật trong tai: Những dị vật không phải sinh vật sống như hòn sỏi, viên đá… sẽ không gây tổn thương trừ khi bạn cố gắng lấy chúng ra không đúng cách như đã đề cập ở trên. Trường hợp dị vật là sinh vật sống, chúng có thể bò, cắn làm tổn thương da gây cảm giác rất khó chịu và cảm giác sợ hãi muốn nhanh chóng loại bỏ chúng. Nếu không xử lý đúng cũng có thể dẫn đến những tổn thương ở ống tai, màng nhĩ và nhiễm trùng về sau.

- Nhiễm trùng tai: Chảy máu tai do nhiễm trùng tai thường ít và lẫn với mủ, bạn có thể bị đau, sưng vùng tai, nếu nhiễm trùng nặng có thể kèm với sốt. Nhìn chung, chảy máu tai trong trường hợp này thường bị che lấp bởi các dấu hiệu nhiễm trùng có xu hướng rầm rộ hơn.

- Chấn thương đầu: Chấn thương đầu đặt biệt là vùng thái dương có chảy máu hoặc dịch từ tai có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị chấn thương vỡ sàn sọ và cần được cấp cứu. Trước khi xem đây chỉ là chảy máu do chấn thương của ống tai đơn thuần, người bệnh cần được loại trừ nguyên nhân vỡ sàn sọ.

- Khối u trong tai: Các khối u ở ống tai, xương thái dương, hòm nhĩ thường ít gặp và triệu chứng chảy máu tai cũng không thường thấy trên loại u này. Tuy nhiên, u cuộn cảnh hòm nhĩ là loại u có nguồn gốc từ mạch máu, khi u to hoặc vỡ có thể gây chảy máu tai lượng nhiều.

2. Hướng dẫn cách xử lý khi bị chảy máu tai

- Sơ cứu ban đầu: Nguyên tắc chung khi có chảy máu là cầm máu. Đối với trường hợp bạn bị chảy máu tai, việc đầu tiên cần làm là cầm máu bằng những dụng cụ y tế đơn giản nhất ví dụ như dùng gòn, gạc sạch ép vào vị trí chảy máu hoặc đặt vào ống tai nếu chảy máu trong ống tai hoặc ít nhất dùng ngón tay ấn chặt vào nắp bình tai tạo áp lực giảm thiểu chảy máu. Sau đó, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục chữa trị. Không nên tự ý đặt lá, thuốc không rõ nguồn gốc vào tai để tránh gây ra các biến chứng và gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

- Điều trị chảy máu tai tại cơ sở y tế: gồm cầm máu và điều trị nguyên nhân.

+ Cầm máu: Bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu tai của bạn tùy thuộc theo mức độ chảy máu. Trường hợp đã cầm máu trước khi đến viện có thể không cần can thiệp thêm, hoặc có thể phải đặt gạc, merocel, meche tai cho đến đốt cầm máu và khâu lại vết thương…

+ Điều trị nguyên nhân: Tùy nguyên nhân bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị.

- Cách chăm sóc tai sau khi bị chảy máu: Để đề phòng vết thương có thể nhiễm trùng trong quá trình lành thương, người bệnh cần uống thuốc theo toa, nhỏ rửa vết thương vành tai, ống tai theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khoảng 5-7 ngày, tái khám lại để đánh giá tình trạng lành thương, tình trạng nhiễm trùng hoặc cắt chỉ đối với vết thương có khâu.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang