image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Độ tuổi nong bao quy đầu cho trẻ
Lượt xem: 82

Nong bao quy đầu giúp bao quy đầu có thể tụt xuống dễ dàng, từ đó cải thiện các triệu chứng và những “rắc rối” do hẹp bao quy đầu gây ra. Nhưng không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể nong bao quy đầu.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Vì sao cần nong bao quy đầu cho bé?

Nong bao quy đầu là giúp bao quy đầu có thể tụt xuống dễ dàng, để lộ quy đầu ra ngoài. Từ đó, trẻ có thể vệ sinh sạch sẽ phần quy đầu và bao quy đầu, giảm nguy cơ mắc các bệnh ở vùng quy đầu, bao quy đầu. Nếu trẻ không được nong bao quy đầu trẻ có thể bị các bệnh:

- Viêm bao quy đầu: Bao quy đầu không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác tích tụ gây viêm.

- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Vi khuẩn tích tụ ở bao quy đầu sinh sôi mạnh mẽ, có thể xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng.

- Nghẹt quy đầu: Da quy đầu bị tụt lên nhưng không thể đưa về vị trí cũ, siết chặt, gây sưng đau, nghẹt quy đầu.

- Ung thư dương vật: Tình trạng viêm nhiễm quy đầu, bao quy đầu kéo dài có thể dẫn đến ung thư dương vật, trẻ cũng giảm nguy cơ nhiễm HPV khi được cắt bao quy đầu từ bé.

- Ảnh hưởng đến việc cương cứng dương vật và giảm chất lượng cuộc sống cũng như quan hệ tình dục sau này.

2. Độ tuổi tuổi thì nong bao quy đầu cho trẻ

Bao quy đầu của trẻ có thể tự tụt xuống khi trẻ lớn hơn mà không cần nong bao quy đầu. Khi trẻ còn quá nhỏ, bao quy đầu thường sẽ không thể tụt xuống. Bình thường, bao quy đầu sẽ có thể dễ dàng tụt xuống để lộ quy đầu khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, ở một số trẻ bị hẹp bao quy đầu, lỗ bao quy đầu quá nhỏ hoặc quá khít, không thể tụt xuống để vệ sinh được, có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và tư vấn điều trị hẹp bao quy đầu phù hợp. Do đó, nếu trẻ đã lên 5 - 7 tuổi nhưng bao quy đầu vẫn chưa thể tụt xuống được hoặc trẻ nhỏ hơn nhưng có các triệu chứng như phồng lên ở cuối dương vật khi đi tiểu, khó tiểu, sưng đau, có mùi hôi khó chịu ở vùng kín, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ.

3. Quá trình nong bao quy đầu cho trẻ

Nong bao quy đầu cho trẻ có thể được thực hiện tại nhà với sự hỗ trợ của bố mẹ hoặc nong tại bệnh viện bởi các nhân viên y tế.

- Nong bao quy đầu tại bệnh viện: Nong bao quy đầu tại bệnh viện thường được thực hiện nhanh chóng trong 3 - 5 phút, có gây tê cho trẻ khi thực hiện thủ thuật. Sau khi nong, trẻ có thể cảm thấy đau và rướm máu ở phần da quy đầu. Bác sĩ sẽ kê thuốc và hướng dẫn chăm sóc bao quy đầu tại nhà cho trẻ.

- Nong bao quy đầu tại nhà: Trẻ nhỏ, hẹp bao quy đầu nhẹ và không có dấu hiệu viêm nhiễm vùng quy đầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn nong bao quy đầu tại nhà. Bố mẹ dùng ngón tay kẹp nhẹ vào đầu dương vật, kéo nhẹ bao quy đầu ra phía trước rồi tụt lại về phía sau, giữ nguyên tại vị trí này trong khoảng 30 giây rồi đưa bao quy đầu về vị trí cũ. Thực hiện thao tác này 2 – 3 lần/ngày và liên tục trong 1 – 2 tháng để nhận thấy kết quả. Thời gian đầu khi mới nong bao quy đầu cho trẻ, bố mẹ cho thể cho trẻ ngâm trong thau nước ấm để dễ thực hiện. 

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang