image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Da nổi đốm nâu: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lượt xem: 122

 

Tăng sắc tố là tình trạng phổ biến, làm một số vùng da trên cơ thể trở nên sẫm màu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở da dưới dạng các đốm hoặc mảng màu nâu, đen, xám. Đốm nâu trên da là những tổn thương lành tính, xuất hiện trên những vùng cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Mặt và mu bàn tay là 2 trong số những khu vực thường xuất hiện đốm nâu trên da. Những tổn thương này có xu hướng tăng số lượng theo độ tuổi, phổ biến hơn ở độ tuổi trung niên và người lớn tuổi. Đốm nâu trên da thường có kích thước khác nhau từ vài mm đến vài cm, phẳng, màu nâu và hình dạng không đều. Những đốm nâu này thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, làm cho người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân da nổi đốm nâu

- Da nổi đốm nâu thường do các tế bào sắc tố hoạt động quá mức. Tia cực tím (UV) làm tăng tốc độ sản xuất melanin – loại sắc tố tự nhiên tạo nên màu sắc cho da. Trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng nhiều năm, các đốm nâu xuất hiện khi melanin bị tăng sinh.

- Ngoài ra, đốm nâu còn xuất hiện do một số nguyên nhân như:

+ Thay đổi nội tiết tố: Một số đốm nâu có thể là tàn nhang, nám, xuất hiện phổ biến ở nữ giới. Thay đổi nội tiết tố chủ yếu vào các thời điểm như: mang thai, cho con bú và tiền mãn kinh. Từ đó khiến da tăng sắc tố, nổi đốm nâu ở mặt, 2 bên má, cẳng tay, bàn tay.

+ Viêm da cấp tính: Viêm da cấp tính và mạn tính liên quan đến tình trạng vảy nến, nổi mụn trứng cá, chàm lâu năm, có thể làm thay đổi sắc tố da, xuất hiện các đốm nâu bất thường.

+ Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc chống loạn thần, thuốc chống viêm steroid, thuốc chống trầm cảm, chống co giật hay tetracyclin làm tăng sắc tố melanin trên da. Từ đó dẫn đến da bị sạm, hình thành các đốm màu nâu trên da.

+ Ung thư da: Những trường hợp ung thư da tế bào gai, tế bào đáy hoặc ung thư hắc tố da cũng có thể làm da nổi đốm nâu. Những đốm nâu này không những không biến mất mà còn xuất hiện nhiều hơn. Khi đó, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da hoặc chuyên khoa Ung bướu để khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng da nổi đốm nâu bất thường.

+ Tuổi tác: Sau tuổi 40, da dần mất đi tính đàn hồi, tăng sản xuất melanin và dễ xuất hiện đốm nâu.

2. Dấu hiệu nhận biết đốm nâu trên da

- Là những đốm phẳng, hình tròn hoặc bầu dục trên da.

- Thường có màu rám nắng đến nâu sẫm.

- Xảy ra trên vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong nhiều năm, chẳng hạn như mu bàn tay, cẳng tay, mu bàn chân, mặt, vai và lưng trên.

- Kích thước dao động từ khoảng vài mm đến vài cm.

- Có thể gộp lại với nhau, nổi bật trên da.

2. Hướng xử lý đốm nâu trên da

- Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sỹ. Một số loại kem bôi theo toa để điều trị các đốm nâu chứa các thành phần như: Axit azelaic, Axit glycolic (axit alpha-hydroxy), Hydroquinon, Axit Kojic, Vitamin C hoặc B3 (niacinamide).

- Một số thủ thuật thẩm mỹ có thể làm mờ hoặc loại bỏ các đốm nâu, bao gồm:

+ Liệu pháp áp lạnh: loại bỏ đốm nâu bằng nitơ lỏng.

+ Laser picosecond Nd:YAG.

+ Lột da hóa học (peel da): bôi dung dịch hóa chất lên da để làm sáng da, thay mới làn da.

3. Phòng ngừa đốm nâu trên da

- Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vì tia nắng mặt trời gay gắt nhất trong thời gian này, nên cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác trong ngày.

- Sử dụng kem chống nắng 15-30 phút trước khi ra ngoài, nên thoa kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên. Thoa kem chống nắng đủ liều lượng và bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu đi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều.

- Để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, chị em nên mặc quần áo dài tay và đội mũ rộng vành.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang