image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Các kiểu mọc lệch của răng khôn
Lượt xem: 28

 

Răng khôn mọc lệch là tình trạng răng khôn gặp bất thường về trục, hướng hoặc mọc sai vị trí trong xương hàm do không có đủ không gian. Khi đó, răng khôn không có giá trị về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng nhai, có thể gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân răng khôn mọc lệch

- Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, khoảng từ 16 tuổi trở lên thì răng khôn có thể xuất hiện. Khi đó, xương hàm đã phát triển đủ khiến răng khôn không còn chỗ để mọc thẳng đứng lên trên và buộc phải mọc theo hướng khác hoặc bị chôn vùi dưới xương.

- Ở tuổi trưởng thành, phần nướu trở nên dày và cứng khiến răng khôn khó mọc. Răng khôn mọc lệch lạc do thiếu khoảng trống trên hàm, kích thước giữa răng và hàm không khớp nhau khiến răng mọc sai vị trí. Những yếu tố khác khiến răng không thể mọc đúng vị trí như: nướu bị xơ, u hàm,…

2. Dấu hiệu răng khôn mọc lệch

- Đau nhức và sưng nướu kéo dài

- Hôi miệng và đắng lưỡi

- Đau họng và khó khăn khi mở miệng

- Lợi ấn đau, chảy mủ

- Mệt mỏi và sốt nhẹ

- Sưng má

- Nổi hạch dưới hàm

2. Các kiểu mọc lệch của răng khôn

-. Răng khôn mọc kẹt về phía gần: Đây là trường hợp răng khôn mọc ngầm thường gặp nhất. Điều này có nghĩa là trục của răng nghiêng về phía trước một góc khoảng 45 độ hoặc nhiều hơn (về phía răng số 7), gây áp lực và làm răng lung lay, sâu răng, dễ dẫn đến nguy cơ mất răng.

- Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng: Răng mọc thẳng đứng nhưng thân răng lại quá lớn, không thể mọc lên hoàn toàn khỏi hàm gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Răng mọc thẳng nhưng không đạt đủ chiều cao so với răng kế cận gây nhồi nhét thức ăn, hôi miệng và sâu răng.

- Răng khôn mọc kẹt nghiêng về phía sau: Thường thấy ở răng hàm dưới.

- Răng khôn mọc kẹt nằm ngang: Răng khôn mọc kẹt nằm ngang nếu để lâu dài rất nguy hiểm, dễ làm xuất hiện u nang xung quanh răng, dẫn đến viêm nhiễm và thậm chí gây tổn thương đến chân răng số 7.

- Răng khôn mọc kẹt trong niêm mạc miệng: Nói một cách đơn giản, răng được bao phủ bởi nướu. Khi răng bị kẹt không thể mọc lên, vùng nướu bị kích thích từ răng khôn có thể gây viêm và sưng tấy, dẫn đến áp xe và viêm quanh răng.

- Răng khôn mọc kẹt trong xương hàm: Răng khôn được bao bọc bởi xương hàm và không thể mọc được do sai vị trí, mọc lệch, mọc ngược hoặc mọc kẹt trong xương hàm thường dẫn đến sưng nướu, đau dữ dội và cứng hàm.

4. Khi nào nhổ răng khôn mọc lệch?

Trừ một số trường hợp đặc biệt, trong hầu hết các trường hợp, răng khôn mọc lệch cần được nhổ bỏ. Nên điều trị sớm tình trạng răng khôn mọc lệch để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau như:

- Gây viêm nhiễm: Răng khôn mọc lệch có thể khiến nướu xung quanh sưng tấy do dễ tích tụ mảng bám và cặn thức ăn ở vùng kẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi nhanh chóng. Ngoài ra, do nằm ở tận cùng hàm nên việc vệ sinh răng số 8 cũng gặp những hạn chế nhất định. Vì vậy, các biến chứng nhiễm trùng cũng dễ xảy ra hơn.

- Ảnh hưởng răng bên cạnh: Răng khôn mọc lệch có thể gây áp lực trực tiếp lên răng số 7 liền kề, khiến răng mọc lệch lạc hoặc dễ bị sâu răng, viêm nha chu và nhiễm trùng.

- Sâu răng: Răng khôn mọc lệch nằm ở vị trí khó tiếp cận, chưa kể mô nướu có thể bị sưng tấy nhiều ngày, làm cho việc vệ sinh cặn thức ăn và mảng bám trên răng lại càng khó khăn. Từ đó, các mảnh thức ăn và mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây sâu răng.

- Xô lệch hàm do răng khôn mọc lệch: Không chỉ khiến răng số 7 bị lệch lạc mà răng khôn mọc lệch còn khiến toàn bộ hàm bị nghiêng và các răng khác bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu. Từ thời điểm đó, khớp cắn không còn chuẩn, dẫn đến chức năng nhai bị suy giảm và việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.

- Tổn thương dây thần kinh: Răng khôn nằm gần nhiều dây thần kinh vùng mặt, vì vậy khi mọc sai vị trí sẽ tạo áp lực hoặc dễ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến các tổn thương không mong muốn. Khi dây thần kinh bị chèn ép dễ dẫn đến tình trạng như tê bì vùng lưỡi, môi hoặc má.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang