image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Các bệnh tim mạch ở phụ nữ thường gặp ở phụ nữ
Lượt xem: 45

 

Phụ nữ được cho là có nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch cao hơn so với nam giới do khác biệt về giải phẫu và hormone. Phụ nữ có nhiều khả năng có các triệu chứng đau ngực và các triệu chứng do suy tim hơn.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Một số bệnh tim mạch ở phụ nữ thường gặp

- Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân thường gặp nhất là do mảng xơ vữa làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu chính cung cấp máu cho tim, khiến lưu lượng máu đến tim giảm. Sau khi mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn do thay đổi nội tiết tố. Bệnh có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: đột tử, bệnh suy tim, hở van tim, rối loạn nhịp tim.

- Rối loạn nhịp tim: Người bình thường, tần số tim dao động từ 60-100 nhịp/phút.  Nhưng khi tần số này trở nên quá nhanh, quá chậm, hoặc có ổ phát nhịp khác ngoài nút xoang làm cho nhịp tim không còn đều được gọi là rối loạn nhịp tim.

- Suy tim: là tình trạng tim bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến khả năng nhận và tống máu, gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi hoặc ho, làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày như đi bộ, leo cầu thang, hoạt động gắng sức. 

2. Triệu chứng bệnh tim ở phụ nữ

- Mệt mỏi: Triệu chứng mệt mỏi ở phụ nữ mắc bệnh tim có thể do tim bị suy yếu, cung lượng tim giảm khiến các cơ quan không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết cho các hoạt động bình thường. Mức độ mệt mỏi tăng lên khi suy tim tiến triển sang các mức độ nặng như suy tim độ 3, độ 4. Triệu chứng này dễ nhận biết nhất khi người bệnh hoạt động thể chất, kèm theo đó là triệu chứng khó thở, đau ngực, chóng mặt.

- Chóng mặt là dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim. Trường hợp có kèm theo các triệu chứng khác như đổ nhiều mồ hôi, khó thở…, có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về tim mạch. Những bệnh nhân bị gián đoạn hoặc rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể chóng mặt và ngất xỉu.

- Buồn nôn hoặc nôn có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Phụ nữ bị bệnh tim sẽ xuất hiện cơn đau ngực kèm theo triệu chứng buồn nôn, khó chịu.

- Đau ở vùng cổ, hàm hoặc họng: Nếu đau ở những vị trí này, người bệnh cần hết sức chú ý vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim. Nếu đau hàm, họng hoặc vùng cổ tái đi tái lại nhiều lần mà không rõ nguyên nhân, mức độ đau tăng dần, cần thăm khám sớm vì nguy cơ cao nhồi máu cơ tim.

- Đau ngực: Đau ngực có thể do các bệnh lý do tim. Người bệnh thường có cảm giác khó chịu, đau nhức ở ngực âm ỉ hoặc đau tức nặng ở ngực. Phụ nữ thường mô tả cơn đau tim là cảm giác áp lực hoặc căng cứng trong lồng ngực. Nếu cảm giác đè nặng ở ngực, có thể là dấu hiệu của bệnh lý mạch vành. Cũng có trường hợp có bệnh lý tim mạch nhưng không đau ngực.

- Đau vùng bụng trên hoặc lưng: Những vị trí đau này có thể xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động thể chất.

- Khó thở, hụt hơi: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp khi phụ nữ mắc một số bệnh tim như bệnh mạch vành, suy tim, rung nhĩ. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện khi căng thẳng quá mức hoặc vận động mạnh. Để xác định triệu chứng khó thở, hụt hơi có phải là dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ hay không, cần thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm tim, đo điện tim.

- Hồi hộp, đánh trống ngực: Khi tim đập quá nhanh, người bệnh sẽ cảm thấy như bị đánh trống ngực, có thể nghe rõ được nhịp tim đập thình thịch, đôi khi cảm thấy bị hụt hẫng ở ngực. Triệu chứng này có thể gợi ý đến bệnh lý tim mạch, đặc biệt liên quan đến loạn nhịp nhanh, rung nhĩ.

- Khó tiêu: Tình trạng khó tiêu có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân bị suy tim cũng có thể có triệu chứng này, người bệnh thường có cảm giác no tức bụng, chán ăn, khó tiêu.

- Phù chân sau: Chân bị phù ở một vài thời điểm nhất định trong ngày có thể là triệu chứng của bệnh tim do dịch bị ứ đọng hồi lưu trở về máu. Ngoài ra, hiện tượng phù có thể xuất hiện ở mặt, mí mắt trĩu nặng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim, cần thăm khám sớm.

- Ho dai dẳng: Ở bệnh nhân bị suy tim, dịch, máu thoát mạch vào mô kẽ và vào các phế nang gây ra những cơ ho kéo dài. Ho trở nên nặng hơn khi người bệnh nằm.

3. Biện pháp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch ở phụ nữ

Một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim ở phụ nữ.

- Kiểm tra huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi mang thai;

- Kiểm soát bệnh tiểu đường;

- Quản lý căng thẳng bằng cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, dành thời gian để thư giãn;

- Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt;

- Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho tim mạch;

- Kiểm soát cân nặng ở mức độ khỏe mạnh;

- Vận động thể chất đều đặn, trung bình 5 buổi/tuần, mỗi buổi tập khoảng 30 phút;

- Tránh uống rượu, hút thuốc lá.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang