Ảnh
minh họa
Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến đặc
trưng bởi sự xuất hiện của một mảng da đỏ tươi ở vùng mông của trẻ nhỏ. Hăm tã
thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, thường liên quan đến tình trạng ẩm ướt vùng
mang tã, sự nhạy cảm của da trẻ hoặc thói quen thay tã không thường xuyên.
Nguyên nhân gây ra tình
trạng bé bị hăm tã
Trẻ
bị hăm tã là do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, mẹ cần biết các nguyên
nhân phổ biến sau:
Do
bé có làn da nhạy cảm: Làn da bé sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/2 so với da người lớn
nhưng lại có độ nhạy cảm lên đến 5 lần. Da bé sơ sinh được chia làm 4 loại: da
thường, da khô, da nhạy cảm và chàm thể tạng. Nếu da bé thuộc loại da nhạy cảm
hoặc chàm thể tạng, thì bé cực kỳ dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường bên
ngoài và có thể sẽ dễ bị hăm tã hơn.
Da
trẻ bị kích ứng từ phân và nước tiểu. Tiếp xúc lâu với nước tiểu hoặc phân có
thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ và trẻ có thể dễ bị hăm tã hơn nếu trẻ
bị tiêu chảy vì phân dễ gây kích ứng hơn so với nước tiểu.
Do
dị ứng: Da bé có thể bị kích ứng với các thành phần của tã hoặc khăn ướt vệ
sinh chứa nhiều hóa chất tạo mùi, dung dịch thấm hút, v.v...
Do
da bé bị cọ xát: Khi lựa chọn quần áo, tã hay khăn cho bé, mẹ có thể có cảm
giác êm mềm. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng nên một số bề mặt tã đối
với da bé là cực kỳ thô ráp, mẹ lưu ý nhé.
Do
nhiễm trùng, nhiễm nấm: Với tã vải, mẹ không giặt sạch hoặc sử dụng một số loại
tã dán dùng một lần không trang bị khả năng thấm hút tốt. Điều này sẽ tạo điều
kiện cho những vi khuẩn có trong nước tiểu hay phân của bé đọng lại. Các vi khuẩn
này có thể sẽ gây hại cho da nếu da bé bị ẩm ướt một thời gian dài.
Do
sử dụng quần lót bằng nhựa: Sản phẩm này có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô
nhưng lại không thông thoáng và làm da của bé bị bí, dẫn đến hăm tã.
Sử
dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt cả các lợi khuẩn có lợi cho
da của bé. Sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Trẻ bú mẹ có mẹ
dùng thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm tã cao hơn.
Các mức độ hăm tã ở trẻ
Hăm
tã cấp độ 1 (nhẹ): Bé chỉ bị lác đác ban đỏ ở một vài vị trí nhỏ như hậu môn hoặc
xung quanh bộ phận sinh dục. Lúc này, bé không có biểu hiện khó chịu hay đau đớn.
Hăm
tã cấp độ 2: Vùng da ửng đỏ, bị ban đỏ xuất hiện nhiều hơn, và nằm rải rác các
khu vực bên dưới cơ thể.
Hăm
tã cấp độ 3 (mức độ trung bình): Là khi các vết mẩn đỏ lan rộng ra những vị trí
khác trên cơ thể như mông, bẹn khiến bé đau rát và kèm khó chịu.
Hăm
tã cấp độ 4: Các vết hăm ngày càng rõ rệt, xuất hiện thêm những nốt sần, da trẻ
sơ sinh bị sưng đỏ, có cả mụn mủ.
Hăm
tã cấp độ 5 (nghiêm trọng): Trường hợp này các vết mẩn đỏ lan ra diện rộng sẽ
kèm phỏng nước, loét da. Bé bị hăm tã nặng sẽ có biểu hiện mệt mỏi, nặng hơn là
nhiễm trùng, sốt li bì.
Phòng ngừa hăm tã ở trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ
Thay
bỉm thường xuyên cho bé và thi thoảng nếu có thể, mẹ không mang bỉm cho da bé
được thoáng mát.
Hạn
chế dùng giấy ướt khi trẻ đang bị hăm tã. Mẹ có thể chỉ dùng giấy ướt cho bé
khi không ở nhà hoặc đang vội không lau rửa được.
Không
rửa ráy quá nhiều lần: Mẹ chỉ cần rửa nhẹ nhàng với nước ấm và thấm nhẹ bằng
khăn tắm khô. Khi da đã bị hăm, mẹ chỉ dùng bình nước phun rửa nhẹ hoặc có dùng
thêm dầu khoáng khi lau rửa. Nếu mẹ dùng kem chống hăm thì nên lau sạch lớp cũ
rồi mới bôi lớp mới./.