image banner
Chủ nhật, 11/5/2025, 09:21:51 AM
anh tin bai
  anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 1,257
  • Trong tuần: 24,998
  • Tất cả: 41,496,122
Nấm vùng kín ở nữ giới – Nguyên nhân và nguy cơ với sức khoẻ sinh sản
Lượt xem: 660

    Nấm vùng kín là bệnh phụ khoa phổ biến mà hầu như chị em nào cũng mắc một đôi lần. Có nhiều loại nấm gây bệnh nhưng thường gặp nhất là nấm Candina và trùng roi Trichomonas vaginalis.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân mắc nấm vùng kín ở nữ giới

Âm đạo có cấu trúc là ống cơ - sợi, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng tình trạng nội tiết sinh dục. Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo. Khi mối cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, viêm nhiễm âm đạo sẽ dễ xảy ra. Nấm vùng kín chủ yếu gặp là nấm Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis. Nguyên nhân bị nấm là do vệ sinh vùng kín sai cách, thay đổi nội tiết tố, quan hệ tình dục không lành mạnh. 

2. Dấu hiệu mắc nấm vùng kín ở nữ giới

Triệu chứng khi bị nấm vùng kín:

- Khí hư nhiều, bọt vàng, xanh, hoặc đặc quánh, hoặc loãng, sủi bọt.

- Âm đạo ngứa, sưng tấy, đau buốt.

- Vùng kín có mùi hôi.

- Quan hệ tình dục thấy đau buốt, ra máu bất thường.

- Tiểu rắt, buốt.

- Vùng kín xuất hiện các mụn đỏ nhỏ li ti.

3. Nguy cơ với sức khoẻ sinh sản khi bị nấm vùng kín ở nữ giới

- Các loại nấm ký sinh ở âm đạo buồng trứng, vòi trứng, tử cung, niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận… để gây bệnh. Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng như ung thư tử cung, vô sinh...

- Nấm vùng kín còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà… Nếu tình trạng viêm âm đạo kéo dài kết hợp với nhiễm trùng sinh dục còn có thể gây nên các biến chứng như viêm âm hộ và âm đạo, viêm phần phụ, viêm đường tiết niệu, viêm hố chậu và vô sinh.

4. Hướng điều trị và phòng ngừa nấm vùng kín ở nữ giới

Để điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra âm đạo, cố tử cung, xét nghiệm dịch tiết âm đạo… tìm ra được nguyên nhân để chữa trị. Tuy nhiên, việc phòng ngừa để không mắc và tái phát là rất quan trọng. Bạn cần thực hiện như sau:

- Không tự ý chữa ngứa vùng kín bằng cách mua thuốc, các loại dược liệu truyền miệng.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, thủy chung. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa, khác thường thì nên kiêng quan hệ vì rất dễ lây nấm cho bạn tình.

- Không nên gãi khi ngứa vùng kín. Việc này khiến vùng kín bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho nấm và các vi khuẩn khác sinh sôi, gây bệnh.

- Rửa và vệ sinh vùng kín bằng nước muối ấm, dung dịch vệ sinh phụ nữ uy tín.

- Không thụt rửa âm đạo sâu.

- Mặc quần lót thoáng mát, không nên mặc quần chật, lọt khe.

 

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: 14 Trần Thánh Tông - TP. Nam Định - T. Nam Định và 156 Phạm Ngũ Lão - TP. Nam Định - T. Nam Định
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 01-08-2024 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  Người chịu trách nhiệm: TS.BS. Trần Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Y tế
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
EMC Đã kết nối EMC