image banner
Thứ 4, 14/5/2025, 07:03:57 PM
anh tin bai
  anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 136
  • Trong tuần: 12,758
  • Tất cả: 41,509,963
​Vỡ túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng
Lượt xem: 514

 Vỡ túi mật là tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu và điều trị kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng. Hầu hết các trường hợp vỡ túi mật đều cần can thiệp phẫu thuật để điều trị dứt điểm, tránh để lại biến chứng nghiêm trọng về sau.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây vỡ túi mật

Vỡ túi mật có thể xuất phát từ hai nguyên nhân sau đây:

- Vỡ túi mật do viêm túi mật: Sỏi mật là nguyên nhân hàng đầu gây viêm túi mật. Theo thời gian, do chịu áp lực lớn, túi mật sẽ căng giãn quá mức và giảm lưu lượng máu, gây thủng hoặc vỡ thành túi mật. Một số nguyên nhân khác có thể gây viêm túi mật gồm: Giun ký sinh gây ra bệnh đường mật; Vi khuẩn Escherichia coli, Klebsiella, Streptococcus faecalis… gây viêm túi mật; bùn mật làm tắc nghẽn túi mật, dẫn đến viêm nhiễm

- Vỡ túi mật do chấn thương: Tai nạn giao thông; Té ngã, va đập vào bụng trong quá trình chơi thể thao…

2. Triệu chứng vỡ túi mật

Vỡ túi mật thường gây ra các triệu chứng điển hình sau đây:

+         Buồn nôn, ói mửa

+         Đau nhói ở bên hạ sườn phải

+         Vàng da, vàng mắt

+         Sốt

3. Biến chứng vỡ túi mật

Vỡ túi mật là tình trạng cấp cứu y tế, cần được can thiệp điều trị kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:

+         Nhiễm trùng huyết

+         Sốc

+         Suy đa cơ quan

4. Hướng điều trị và phòng vỡ túi mật

- Với trường hợp vỡ túi mật việc phẫu thuật cắt bỏ túi mật sẽ được chỉ định.

- Phòng ngừa vỡ túi mật:

+ Cắt bỏ túi mật thường được chỉ định thực hiện trước khi túi mật bị vỡ. Nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn nếu tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sau khi vỡ.

+ Để ngăn chặn tình trạng vỡ túi mật, biện pháp quan trọng nhất là chủ động phòng ngừa sỏi túi mật bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…); Ăn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh để hỗ trợ hoạt động co bóp ổn định của túi mật như dầu cá, dầu ô liu…; Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế, chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như đồ chiên rán, món tráng miệng…

- Ngoài ra, khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sỏi mật (đau bụng trên bên phải, đau vùng giữa bụng trên, đau bụng trên bên phải lan ra vai phải hoặc lưng, đau sau khi ăn…), người bệnh cần chủ động đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời.

CN. Vũ Văn Trình
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: 14 Trần Thánh Tông - TP. Nam Định - T. Nam Định và 156 Phạm Ngũ Lão - TP. Nam Định - T. Nam Định
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 01-08-2024 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  Người chịu trách nhiệm: TS.BS. Trần Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Y tế
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
EMC Đã kết nối EMC