Trật khớp là tình trạng chấn thương do vận
động sai tư thế, gây tổn thương ở một số vị trí như: khớp gối, khớp cổ tay, khớp
háng,..Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống
sinh hoạt, thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Ảnh minh họa
1. Các khớp dễ bị trật
- Khớp
gối là một trong những vị trí dễ gặp phải chấn thương, bởi khớp gối nằm
trong nhóm khớp động, thường xuyên di chuyển với độ linh hoạt cao. Khi gặp tác
động mạnh hoặc di chuyển đột ngột khiến khớp gối thường bị trật ra phía sau gây
tổn thương và làm mất độ vững của khớp, từ đó gây ra các biến chứng liên quan đến
dây chằng, thần kinh chày, mạch khoeo,…Đa số các trường hợp trật khớp gối đều
có biểu hiện rõ ràng: sưng, đau, vận động, di chuyển khó…
- Khớp
háng là một trong những khớp có kích thước lớn nhất trên cơ thể, được chống đỡ
bởi các cột xương chậu và nằm sâu trong cơ thể nên có độ vững chắc cao. Trật
khớp háng là sự dịch chuyển của chỏm xương đùi lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Những
trường hợp trật khớp háng phần lớn phải chịu lực tác động rất mạnh như: ngã xe,
va chạm mạnh khi chơi thể thao, ngã hoặc bước hụt từ độ cao nhất định có thể dẫn
đến trật khớp. Đối với bệnh nhân bị trật khớp háng cần được thăm khám, chẩn
đoán lâm sàng để nắn trật khớp, phẫu thuật thay khớp háng hoặc điều trị theo chỉ
định của bác sĩ càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động và hạn
chế biến chứng do trật khớp háng gây ra.
- Khớp
vai có cấu tạo khá phức tạo được hợp lại từ nhiều đầu xương, ổ khớp trên cơ thể.
Sự liên hợp này tạo vai trò quan trọng trong việc di chuyển linh hoạt của vai,
cánh tay và toàn bộ nửa thân trên của cơ thể được hoạt động ổn định. Chính vì
giữ vai trò lớn trên cơ thể và thực hiện nhiều hoạt động từ nặng đến nhẹ nên dễ
gặp phải tình trạng trật khớp vai gây đau nhức, ảnh hưởng đến vận động tại vị
trí khớp vai hoặc cả cánh tay.
- Khớp
cổ chân chính là khớp nối giữa cổ chân và bàn chân, được liên kết bởi nhiều đầu
xương, mô sụn, dây thần kinh, gân và dây chằng,...chịu tải trọng lớn và có vai
trò thực hiện hoạt động di chuyển của cơ thể. Trật khớp cổ chân (hay
còn gọi là trật mắt cá) có thể gặp ở mọi đối tượng do gặp sự cố trong quá trình
di chuyển, tập luyện, làm việc,..Khi bị trật khớp cổ chân sẽ có các triệu chứng:
sưng tại vị trí mắt cá chân, đau nhức nhiều, bầm tím, buốt khi cử động hoặc di
chuyển hoặc biến dạng khớp cổ chân. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ khám, chẩn
đoán và điều trị trật khớp cổ chân bằng nhiều phương pháp khác nhau: nắn khớp,
bó bột, phẫu thuật chỉnh khớp,...Khi gặp chấn thương liên quan đến khớp cổ
chân, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng: viêm khớp
cổ chân, nhiễm trùng khớp, mất khả năng vận động khớp cổ chân,…
- Khớp
khủy tay được cấu tạo từ những nhóm cơ duỗi, nhóm cơ gập, hệ thống dây chằng,
bao khớp, là điểm nối liền giữa cánh tay và cẳng tay giúp tay cử động linh hoạt.
Trật khớp khủy tay thường gặp trong chơi thể thao do va đập hoặc chống tay có lực
vặn xoắn cao. Bên cạnh đó, có một số trường hợp trật khớp khủy tay do ảnh hưởng
chấn thương vai hoặc các chấn thương khác phối hợp tạo nên. Trật khớp ngón
tay là một trong những chấn thương phổ biến, các khớp ngón tay trật khỏi vị trí
ban đầu gây: sưng tấy, đau nhức, có thể biến dạng nếu gặp chấn thương nặng.
2. Cách phòng ngừa trật khớp
Để
phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ trật khớp chúng ta cần lưu ý một số điều trong
sinh hoạt và lao động như:
- Hạn
chế chạy, nhảy ở khu vực mặt sàn dễ trơn trượt
- Mặc
đồ bảo hộ khi làm việc tại công trường, các công việc trên cao hoặc khi chơi thể
thao để hạn chế, giảm nhẹ chấn thương khi bị tác động, va chạm.
- Đảm
bảo tuân thủ luật khi tham gia giao thông: không đi quá tốc độ, đội mũ bảo hiểm,
thắt dây an toàn khi lái xe.
- Bổ
sung dinh dưỡng đầy đủ giúp nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh.
- Tập
thể dục thường xuyên tăng độ dẻo dai của xương khớp.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)