image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Thoát vị đĩa đệm L3 L4: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh
Lượt xem: 130
         Thoát vị đĩa đệm L3, L4 là tình trạng đĩa đệm, lớp sụn mịn giữa các đốt sống L3, L4 bị biến dạng hoặc bị tổn thương, dẫn đến chất lỏng bên trong đĩa đệm tràn ra ngoài, gây ra sự không thoải mái và hạn chế đáng kể trong vận động, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm L3 L4

- Lão hóa: Khi tuổi tác tăng lên, các đĩa đệm mất đi sự đàn hồi và độ dẻo dai, dẫn đến nguy cơ cao hơn bị thoát vị.

- Căng thẳng, áp lực: Các hoạt động hàng ngày đặc biệt là những hoạt động đòi hỏi nhiều tác động như vận động nặng, nâng vật nặng cũng có thể gây áp lực lớn lên đĩa đệm dẫn đến thoát vị.

- Chấn thương: Một tai nạn hoặc chấn thương trực tiếp vào vùng lưng cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm ở vị trí L3 L4.

2. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống L3, L4

- Đau ở vùng lưng: Đau ở vùng lưng là một trong những triệu chứng chính của thoát vị đĩa đệm. Đau có thể lan ra hai chân hoặc một chân, tùy thuộc vào vị trí của thoát vị.

- Bệnh nhân có thể cảm thấy giảm sức mạnh trong các cử động, đặc biệt là khi nâng vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động vận động.

- Cơn đau có thể lan từ vùng lưng đến hông, đùi và thậm chí là đầu gối.

3. Hướng điều trị thoát vị đĩa đệm

- Nghỉ ngơi và giảm tải: Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây áp lực lên lưng có thể giúp giảm đau và giúp đĩa đệm hồi phục.

- Vật lý trị liệu: Các biện pháp vật lý trị liệu như vận động, châm cứu, và massage… có thể giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của lưng.

- Dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ: Thuốc giảm đau và chống viêm như paracetamol, ibuprofen hoặc corticosteroid có thể được sử dụng để giảm đau và viêm.

- Trong trường hợp các phương pháp không phẫu thuật không đem lại hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét.

4. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

- Duy trì tư thế đúng trong thời gian lao động và sinh hoạt hàng ngày

- Tăng cường vận động tập luyện phù hợp với thể trạng và thời gian biểu

- Kiểm soát cân nặng ở mức tiêu chuẩn

- Sử dụng các công cụ trợ giúp khi mang vác vật nặng

- Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt dinh dưỡng và khoa học

- Hạn chế sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất kích thích

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ

5. Cách chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm

Với người bị thoái hóa đĩa đệm cột sống, người chăm sóc cần:

- Chế độ dinh dưỡng giàu canxi, protein, vitamin D, Omega-3 và chất xơ để thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển, sửa chữa các tổn thương mô mềm, sụn…

- Hỗ trợ vận động nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột và không nên cho người bệnh nằm ở bề mặt không phẳng như sofa, võng…

- hỗ trợ bệnh nhân tập vật lý trị liệu, xoa bóp, giảm đau, tăng cường lưu thông máu để giúp cơ bắp thư giãn, kích thích sản sinh chất nhờn ở các mô sụn.

- Nếu chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật, thân nhân cần chú ý: Nghiêm túc tuân thủ lời dặn của bác sĩ; Cung cấp thực phẩm phù hợp; Hỗ trợ di chuyển để tránh nghiêng người, cúi xuống hay vặn xoắn thắt lưng.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

 

 

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang