image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Những lưu ý khi tiêm huyết thanh kháng dại
Lượt xem: 694

         Tiêm huyết thanh kháng dại là việc làm cần thiết và cần được thực hiện ngay sau khi bị động vật nghi ngờ mắc bệnh dại cắn. Huyết thanh kháng dại là dung dịch được tinh chế từ máu của người hoặc động vật có chứa kháng thể chống lại bệnh dại. Dung dịch này được tiêm trực tiếp vào bắp ngay trong ngày đầu tiên bị chó dại cắn để cung cấp lập tức kháng thể kháng dại, từ đó tạo miễn dịch thụ động ngăn chặn sự lan tỏa của virus dại cho tới khi vắc xin phát huy tác dụng. Tiêm huyết thanh kháng dại kết hợp tiêm vắc xin phòng dại đủ liều là biện pháp điều trị dự phòng duy nhất và an toàn nhất.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Liều lượng sử dụng huyết thanh kháng dại

- Huyết thanh kháng dại SAR chỉ dùng trong trường hợp người bệnh có vết thương bị động vật cắn ở mức độ III và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

- 1 lọ huyết thanh kháng dại có dung tích 1000 UI, được chỉ định tiêm bắp với liều 40 đvqt/kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ người có cân nặng 50kg thì liều lượng huyết thanh kháng dại cần dùng là 50 x 40=2000 (UI), tương đương với 2 lọ huyết thanh.

Người bệnh chỉ cần tiêm 1 liều huyết thanh duy nhất trong ngày đầu tiên bị chó dại cắn hoặc sau 7 ngày khi tiêm mũi vắc xin phòng dại đầu tiên và nhanh chóng phát huy tác dụng trong 24h sau tiêm. 

2. Những ai không được tiêm huyết thanh kháng dại?

Ngoài thắc mắc tiêm huyết thanh kháng dại có ảnh hưởng gì không thì cũng rất nhiều người băn khoăn liệu huyết thanh dùng cho những đối tượng nào. Mặc dù việc tiêm huyết thanh kháng dại là cần thiết, tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo một số đối tượng chống chỉ định sử dụng huyết thanh, bao gồm:

- Người bị rối loạn suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV, bạch cầu, viêm gan virus…

- Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong huyết thanh.

- Một số đối tượng cần chú ý khi tiêm phong bế huyết thanh kháng dại gồm:

+ Người có tiền sử dị ứng với huyết thanh nói chung và huyết thanh kháng dại nói riêng.

+ Với những người quá mẫn với huyết thanh kháng dại mà bắt buộc phải tiêm phong bế, bác sĩ cần giải mẫn cảm bằng phương pháp Besredka.

+ Thận trọng khi tiêm ở bắp với những người bị rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu.

3. Những lưu ý khi tiêm huyết thanh kháng dại

- Để hạn chế tối đa biến chứng khi tiêm huyết thanh, cần lưu ý:

+ Không tiêm huyết thanh kháng dại qua đường tĩnh mạch.

+ Tuyệt đối không trộn lẫn vắc xin kháng dại và huyết thanh kháng dại với nhau, phải sử dụng khác kim tiêm và tiêm ở vị trí cách xa nhau.

+ Bắt buộc thử phản ứng dị ứng trước khi tiêm huyết thanh.

+ Huyết thanh kháng dại cần được tiêm đúng thời điểm, đúng liều và tuân thủ chặt chẽ phác đồ tiêm để đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa.

- Bệnh nhân bị chó cắn hoặc động vật mắc bệnh dại cắn có thể gặp phải một số phản ứng phụ sau khi tiêm phong bế huyết thanh kháng dại, bao gồm:

+ Ngứa, căng cứng, sưng đỏ hoặc loét nhẹ ở vị trí tiêm.

+ Sốt nhẹ, nổi mề đay, nổi ban đỏ.

+ Phù nề, đau khớp.

+ Phản ứng nghiêm trọng như viêm thận, sốc phản vệ… thường ít xảy ra.

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang