image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Nhiễm trùng tai: Nguyên nhân và cách phòng
Lượt xem: 62

         Nhiễm trùng tai là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây nên tình trạng sưng tấy, đau tai, chảy dịch và suy giảm thính lực. Bệnh phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân nhiễm trùng tai

- Nguyên nhân của nhiễm trùng tai giữa có thể do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi đồng nhiễm hoặc nhiễm khuẩn thứ phát.

- Một số nguyên nhân khác bao gồm:

+ Thay đổi áp suất ở tai đột ngột khi đi máy bay, lặn xuống biển;

+ Bơi ở hồ nước hoặc khu vực ô nhiễm;

+ Không vệ sinh tai sạch sẽ, khô ráo sau khi bơi, tắm;

+ Làm sạch tai quá mức có thể làm trầy xước các mô xung quanh;

+ Đang mắc một đợt cảm lạnh, hoặc viêm mũi họng.

- Yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tai bao gồm:

+ Độ tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn.

+ Thời tiết: Nhiễm trùng tai thường gặp nhất vào mùa thu, đông. Những người bị dị ứng thời tiết cũng có nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn khi lượng phấn hoa cao.

+ Người già, người suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh mạn tính như xơ nang, hen suyễn…

+ Hở hàm ếch: Sự khác biệt về cấu trúc xương, cơ ở trẻ bị hở hàm ếch có thể khiến ống eustachian khó thoát dịch hơn.

+ Chất lượng không khí kém: Ô nhiễm không khí, tiếp xúc với khói thuốc là một trong các yếu tố nguy cơ bị nhiễm trùng tai

2. Dấu hiệu nhiễm trùng tai

- Các dấu hiệu nhiễm trùng tai còn phụ thuộc vào phần tai bị nhiễm trùng:

+ Đau tai, ngứa tai, đặc biệt khi nằm

+ Sốt, đau đầu

+ Chảy dịch tai

+ Tai sưng đỏ

+ Ù tai, suy giảm thính lực

+ Cảm giác đầy tai, hoặc các âm thanh lạ trong tai

+ Chóng mặt, mất thăng bằng

+ Buồn nôn, nôn

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn có thể: Tự kéo tai, véo tai; Bỏ ăn, quấy khóc; Không phản ứng với các tiếng động yêu thích

3. Biến chứng nhiễm trùng tai

- Suy giảm thính lực: Tình trạng mất thính lực nhẹ khá phổ biến khi bị nhiễm trùng tai, nhưng đa phần sẽ hồi phục sau khi hết nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng tai xảy ra nhiều lần, gây ứ dịch tai giữa, sẽ dẫn đến tình trạng mất thính lực trầm trọng hơn. Nếu có một tổn thương vĩnh viễn ở màng nhĩ hoặc các cấu trúc tai giữa khác, có thể gây ra tình trạng mất thính lực vĩnh viễn.

- Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ sẽ phải chịu áp lực khi nhiễm trùng gây nên tình trạng ứ dịch ở tai, áp lực có thể khiến màng nhĩ bị thủng và suy giảm thính lực trầm trọng hơn.

- Chậm nói, chậm phát triển: Thính giác bị suy giảm tạm thời hay vĩnh viễn, sẽ khiến người bệnh giảm khả năng sinh hoạt và làm việc. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, suy giảm thính lực có thể khiến trẻ chậm nói và cản trở khả năng hòa nhập cộng đồng.

- Nhiễm trùng lan rộng: Nhiễm trùng tai nếu không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị có thể lan sang mô lân cận, gây nhiễm trùng xương chũm và hình thành các u nang chứa đầy mủ. Số ít trường hợp có thể lan sang các tổ chức nội sọ gây viêm màng não, viêm dây thần kinh,… đe dọa tính mạng.

4. Hướng điều trị và phòng nhiễm trùng tai

- Bệnh nhân nhiễm trùng tai sẽ được bác sĩ khám và điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật can thiệp tùy tình trạng bệnh

- Phòng ngừa nhiễm trùng tai

+ Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh khói bụi;

+ Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh sẽ giúp trẻ tăng cường đề kháng. Khi trẻ bú bình, để trẻ bú ở tư thế thẳng, tránh bú nằm;

+ Tiêm phòng đầy đủ;

+ Rửa tay trước khi ăn;

+ Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá;

+ Vệ sinh tai sạch sẽ, khô ráo sau khi bơi;

+ Tuyệt đối không lấy ráy tai bằng tăm bông và chỉ dùng khăn lau nhẹ nhàng bên ngoài, xung quanh ống tai;

+ Tránh lạnh, mắc ấm khi thời tiết thay đổi, đeo khẩu trang;

+ Tránh các yếu tố gây dị ứng cho cơ thể;

+ Ăn uống đủ chất… 

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang