Tại Việt Nam trong thời điểm đầu năm 2025
liên tiếp gặp những trường hợp ngộ độc botulim sau khi ăn pate hộp, chả lụa,
bánh mì,… Gần đây nhất là trường hợp bệnh nhân nam 25 tuổi nhập viện trong tình
trạng rất nặng với các triệu chứng sụp mi, mắt không cử động được, giãn đồng tử,
liệt tứ chi hoàn toàn và phải thở máy sau khi ăn pate đóng hộp. Ngộ
độc botulinum là ngộ độc nặng, chỉ 0,03 mcg tiêm vào tĩnh mạch cũng đủ khiến một
người nặng 70kg tử vong. Vậy ngộ độc botulinum có triệu chứng gì? Nguyên nhân
và cách phòng ngừa như thế nào?

Ảnh minh họa
1.
1. Vi khuẩn Botulium và độc tố Botulium là
gì?
Vi
khuẩn Clostridium Botulinum (viết tắt C.botulinum) là một loại vi khuẩn gram
dương hình que, kỵ khí nên chỉ có thể phát triển trong môi trường thiếu oxy.
Vi
khuẩn Clostridium botulinum sinh ra bào tử, chúng di chuyển
được, chịu nhiệt và tồn tại khắp nơi trong môi trường: đất, bụi, bùn, phân…
Độc tố Botulinum là một loại protein do vi khuẩn Clostridium
botulinum tạo ra. Đây là chất độc
gây chết người mạnh nhất từng được biết đến, liều lượng gây chết người khi tiêm
vào khoảng 1,2-1,3 ng/kg và 10-13 ng/kg khi hít vào. Ở điều kiện thiếu oxy, vi
khuẩn C. botulinum sinh ra bào tử rồi bài tiết độc tố. Có 7 loại độc tố Botulinum
chính, được ký hiệu: A, B, C, D, E ,F, G; trong đó 4 nhóm A, B, E và F (hiếm
gặp) gây bệnh ở người.
Độc tố botulinum đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm,
bao gồm các loại rau củ được bảo quản trong môi trường ít axit như đậu xanh,
rau, nấm và củ cải đường, thực phẩm đóng hộp, cá lên men, cá muối và hun khói,
và các sản phẩm từ thịt như giăm bông và xúc xích.
2. Triệu
chứng của ngộ độc Botulinum
Ngộ độc botulinum là một bệnh
lý nặng, với các triệu chứng có thể bao gồm: sụp mí mắt và các dấu hiệu bất
thường liên quan đến cơ mặt, mắt và cổ họng. Vi khuẩn tạo ra chất độc (độc tố)
tấn công hệ thần kinh gây yếu và tê liệt các cơ. Nếu không được điều trị, ngộ
độc botulinum dễ gây tử vong.
Các
loại ngộ độc botulinum phổ biến nhất gồm: ngộ độc thực phẩm ( sau khi sử dụng
các thực phẩm bị nhiễm bào tử Clostridium
botulinum, chủ yếu là từ các thực
phẩm đóng hộp không đảm bảo an toàn như pate đóng hộp, cà chua đóng hộp,…); ngộ
độc ở trẻ sơ sinh; nhiễm độc vết thương; ngộ độc do điều trị.
Triệu chứng khi ngộ độc Botulinum có thể từ nhẹ đến nặng,
xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi sử dụng thực phẩm nhiễm độc bao gồm:
- Sụp
mí mắt (ptosis).
-
Nhìn đôi hoặc mờ.
-
Khô miệng (xerostomia) .
-
Nói lắp.
-
Khó nuốt.
-
Khó thở.
-
Yếu hoặc tê liệt cánh tay hoặc chân.
-
Buồn nôn và nôn.
-
Nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử
vong về các vấn đề hô hấp và nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
3.
Cách phòng ngừa ngộ độc Botulinum
Đối với ngộ độc thực
phẩm: Làm lạnh thực phẩm trong vòng 2 giờ sau khi nấu; làm lạnh đúng cách sẽ
ngăn vi khuẩn tạo ra bào tử; nấu chín kỹ thức ăn; tránh các hộp đựng thức ăn có
dấu hiệu hư hoặc phồng lên; tiệt trùng thực phẩm đóng hộp tại nhà trong nồi áp
suất ở 250 độ F (121 độ C) trong 30 phút; vứt bỏ thực phẩm bảo quản có mùi hôi.
Đối với ngộ độc ở trẻ sơ sinh: Không cho trẻ dưới 1
tuổi uống mật ong, cho con bú để làm chậm sự phát bệnh nếu tình trạng ngộ độc
botulinum phát triển.
Ngộ
độc Botulinum là ngộ độc nặng, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và
xử lí kịp thời. Nếu có các triệu chứng như nôn mửa, khó thở, liệt hoặc yếu
người thì cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, tránh những biến
chứng nguy hiểm cho thể xảy ra./.
Minh
Đức (t/h)