Viêm gân bánh
chè hay viêm gân đầu gối là tình trạng xảy ra khi khớp gối hoạt
động liên tục kéo dài hoặc không được khởi động kỹ trước khi vào bài tập.
Chấn thương này thường gặp ở người chơi thể thao và người vận động nhiều.
Ảnh minh họa
1. Nguyên nhân bị
viêm gân đầu gối
- Viêm điểm bám gân đầu gối thường xuất hiện do tình trạng quá tải ở
khớp gối. Chấn thương do chơi thể
thao, người vận động nhiều, lặp đi lặp lại ở khớp gối có thể tạo ra những vết
rách nhỏ ở gân. Lâu dần, gân sẽ bị viêm và suy yếu.
- Yếu tố khác có
thể làm tăng nguy cơ viêm gân bánh chè:
+ Do tuổi tác: Tình trạng viêm đau gân đầu gối thường xuất hiện ở
người trong độ tuổi trung niên.
+ Do một số bệnh lý: Người mắc những bệnh lý xương khớp mạn tính
như lupus ban đỏ, gout, viêm khớp dạng thấp… thường có
nguy cơ mắc bệnh cao.
+ Do đặc điểm giải phẫu bất thường: Với người có xương bánh chè nâng lên cao
hay chân bị lệch trục có nguy cơ cao bị viêm gân bánh chè.
+ Do thừa cân, béo phì.
2. Triệu chứng
thường gặp viêm gân xương
bánh chè
- Cơn đau tăng dần và âm ỉ. Rất ít trường hợp đau ở mức độ dữ dội. Đặc điểm
của cơn đau viêm gân xương bánh chè là đau liên tục.
- Người bệnh đau mạnh, sau đó giảm dần rồi lại tăng lên.
- Cơn đau nặng hơn khi vận động, gấp duỗi chân như ngồi xổm, leo cầu thang…
- Đầu gối bị căng cứng, khó mở rộng.
- Viêm gân xương bánh chè thường tiến triển theo 2 hướng: Tự khỏi hoặc trở
thành mạn tính.
3. Hướng điều trị viêm gân xương
bánh chè
- Người bệnh nên đến bệnh viện điều trị ngay khi: Triệu chứng đau của viêm gân bánh
chè không thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng. Bệnh ảnh hưởng nhiều tới khả năng đi lại, xuất hiện
tình trạng sưng tấy và phù nề.
- Điều trị viêm gân bánh chè
+ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
+ Vật lý trị liệu: Bài tập giãn cơ: Thực hiện các
bài tập giãn cơ thường xuyên để giảm tình trạng co thắt cơ. Lưu ý khi tập không
nên thực hiện động tác quá nhanh hoặc đột ngột. Bài tập nâng cao sức cơ: Cơ đùi yếu sẽ tạo nhiều áp
lực lên gân xương bánh chè. Vì thế, người bệnh nên thực hiện thường xuyên và
đều đặn các dạng bài tập này để tăng cường sức cơ vùng chân, rất hữu ích cho
quá trình điều trị viêm gân bánh chè. Băng đeo bảo vệ gân xương bánh chè : Băng đeo sẽ
giúp phân tán lực ra khỏi gân, truyền lực vào dây đeo. Qua đó, băng đeo sẽ giúp
giảm đau vùng gối khi cử động.
+ Phẫu thuật và những phương pháp xâm lấn: Nếu điều trị
bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương
pháp phẫu thuật,
điều trị xâm lấn.
4. Biện pháp
phòng ngừa viêm gân xương
bánh chè
- Dừng ngay các động tác gây đau gối: Khi xuất hiện các cơn đau đầu gối do
vận động thể chất, bạn nên chườm lạnh khu vực tổn thương và nghỉ ngơi, đồng
thời cần tránh những hoạt động tạo áp lực lên gân cho tới khi cơn đau hoàn toàn
biến mất.
- Tăng cường sức mạnh cơ đùi: Cơ đùi khỏe mạnh sẽ giúp giảm căng thẳng lên
gân xương bánh chè. Những bài tập giãn cơ trước khi vào bài tập chính sẽ giúp
cơ và gân đàn hồi tốt hơn, giảm nguy cơ chấn thương.
- Thực hiện đúng kỹ thuật: Đây là điều tiên quyết khi tập thể dục, thể thao.
Thực hiện kỹ thuật đúng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương hiệu quả. Đặc
biệt, khi chơi một môn thể thao mới, bạn nên tham khảo các bài hướng dẫn chuẩn
của người chơi chuyên nghiệp.
- Chăm sóc và phục hồi: Để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến
triển nặng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và vận động thể chất, người bệnh cần lưu
ý:
+ Tạm dừng các hoạt động thể chất khi đau gối.
+ Khi chơi thể thao, nếu bị đau đầu gối, cần nghỉ ngơi, chườm đá giảm đau.
+ Thường xuyên thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh lên cơ tứ đầu và
cơ vùng cẳng chân.
+ Lựa chọn giày dép phù hợp với việc phân bố trọng lượng cơ thể.
+ Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ (nếu có).