image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Uống thuốc thuốc chống say tàu xe khi nào là hiệu quả nhất?
Lượt xem: 198

Uống thuốc thuốc chống say tàu xe khi nào là hiệu quả nhất?

anh tin bai

Nhiều người bị ám ảnh bởi việc ngồi trên xe ô tô hàng giờ đồng hồ, đặc biệt là những người say tàu xe. Vậy, ai là những người dễ bị say tàu xe? Có nên uống thuốc say xe không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất.

Tại sao lại bị say tàu xe?

anh tin bai

Say tàu xe là tình trạng não nhận được các tín hiệu trái ngược nhau từ các hệ thống cảm giác của cơ thể trong quá trình ghi lại chuyển động như tai trong, mắt, cơ, khớp và dây thần kinh trên da gây nên cảm giác chóng mặt, buồn nôn.

Ví dụ: Nếu bạn đang ngồi trong xe ô tô đọc sách, mắt sẽ gửi tín hiệu rằng cơ thể bạn đang đứng yên nhưng tai trọng lại cảm nhận được những chuyển động của ô tô gây nên tình trạng khó chịu.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng say tàu xe bao gồm:

  • Sử dụng thuốc hoặc mắc bệnh.

  • Tuổi tác: Say tàu xe thường gặp ở trẻ em hơn so với người lớn.

  • Phụ nữ có thai thường dễ bị say tàu xe hơn.

  • Giới tính: Nữ giới thường dễ bị say tàu xe hơn nam giới.

Các thuốc chống say tàu xe phổ biến hiện nay

anh tin bai

Say tàu xe gây nên cảm giác khó chịu do đó, việc sử dụng các loại thuốc say tàu xe là một giải pháp đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Một số loại thuốc say tàu xe phổ biến hiện nay bao gồm:

Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin là một trong những loại thuốc phổ biến nhất để điều trị chứng say tàu xe cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Các thuốc thường được sử dụng bao gồm Dimenhydrinate, Diphenhydramine, Cinnarizine,... Nên uống trước khi lên xe 30 phút để đảm bảo hiệu quả.

Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn ngủ, khô miệng, mệt mỏi.

Thuốc đối kháng giao cảm

Scopolamine là thuốc đối kháng giao cảm thường được sử dụng dưới dạng miếng dán trên da, có kích thước nhỏ, thuận tiện trong quá trình sử dụng, thời gian tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, không khuyến cáo sử dụng Scopolamine cho trẻ dưới 10 tuổi vì không kiểm soát được mức độ thuốc hấp thu qua da.

Thuốc chống nôn tác động trên tiêu hóa

Domperidone là một trong những cái tên phổ biến được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng nôn do say tàu xe. Thời điểm uống thuốc là trước bữa ăn từ 15 đến 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Những lưu ý trong quá trình dùng thuốc chống say tàu xe

anh tin bai

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và giảm thiểu những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng đúng thuốc, đúng chỉ định, đặc biệt trong trường hợp đang sử dụng thuốc khác để điều trị bệnh do thuốc say tàu xe có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc khác.

  • Không tự ý phối hợp các loại thuốc say xe với nhau.

  • Không sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích do làm tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng có hại.

  • Trong trường hợp xuất hiện tình trạng dị ứng, khó chịu sau khi uống thuốc, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Các biện pháp không dùng thuốc để giảm tình trạng say tàu xe

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc nêu trên, bạn đọc có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để ngăn ngừa tình trạng say tàu xe bao gồm:

  • Ăn nhẹ và ngủ đủ giấc giúp cơ thể ở trong trạng thái thoải mái nhất, hạn chế được tình trạng say xe.

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu gây đầy bụng từ đó làm tăng nguy cơ say xe.

  • Sử dụng gừng để làm giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu do trong thành phần của gừng có chứa gingerol là chất có tác dụng làm giảm sự kích thích của dạ dày. Ngoài việc sử dụng gừng tươi, bạn đọc có thể sử dụng các chế phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng để làm giảm say xe.

  • Hạn chế sử dụng các thiết bị di động, đọc sách trên xe do việc làm này tạo nên những xung đột và làm tăng triệu chứng say xe.

  • Sử dụng khẩu trang nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu cam quýt cũng là cách làm giảm say xe hiệu quả.

  • Lựa chọn vị trí ngồi phù hợp, ưu tiên các vị trí gần ghế lái xe để có tầm nhìn tốt cũng như hạn chế được những rung lắc mạnh gây buồn nôn, chóng mặt.

  • Ngủ trong quá trình di chuyển là biện pháp tưởng chừng đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.

Kết luận

Sử dụng thuốc chống say xe là một biện pháp phòng ngừa say xe hiệu quả, tiện lợi mà nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó, đối với những đối tượng không thể sử dụng thuốc có thể áp dụng một số biện pháp khác nhằm làm giảm tình trạng này.


Tác giả: Dược sĩ Lưu Văn Hoàng 

Link ảnh https://drive.google.com/drive/folders/1FZWJDpmsh7DTGXVD1U3-8LBvRHpT3uL5?usp=sharing 

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang