Lão hóa là quy luật của tự nhiên
không gì có thể ngăn cản được. Trong quá trình đó, không chỉ cơ thể mà cả hệ
tim mạch của chúng ta cũng trải qua những sự biến đổi đáng kể. Huyết áp và nhịp
tim là hai chỉ số quan trọng phản ánh rõ những thay đổi trong sức khỏe của người
cao tuổi. Hiểu về những biến đổi này có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc
sức khỏe và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ảnh
minh họa
Sự thay đổi về huyết áp
Huyết áp chính là áp lực dòng máu tạo ra tác động lên thành động
mạch trong quá trình nó di chuyển, tuần hoàn. Huyết áp sẽ do sức cản trở thành
mạch và lực co bóp của tim chi phối.
Để duy trì sự ổn định của huyết áp thì cần có sự tham gia của
các bộ phận như xoang cảnh và tiểu thể cảnh của động mạch cảnh. Tuy nhiên khi
cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, 2 bộ phận cảm thụ và giúp điều hòa huyết áp
này sẽ trở nên ít nhạy cảm hơn. Đó là lý do vì sao người lớn tuổi thường bị hạ
huyết áp đột ngột khi thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng. Những
lúc như vậy lưu lượng máu bị sụt giảm tạm thời khiến người bệnh thường có triệu
chứng là hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Đối với những trường hợp hồi phục chậm,
lượng máu tới não có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, tuổi càng cao thì các mô liên kết trong thành mạch
máu cũng lão hóa theo, khiến cho thành động mạch trở nên cứng và dày hơn, giảm
đi tính đàn hồi. Điều này làm tăng huyết áp ở người lớn tuổi và tim phải hoạt động
gắng sức hơn để bơm máu. Lâu ngày tình trạng này gây ra hiện tượng dày sợi cơ
tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim. Thành của các mao mạch máu dày
lên còn làm chậm lại quá trình trao đổi máu, oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ
quan trong cơ thể.
Ở người trưởng thành huyết áp bình thường nằm trong khoảng:
Huyết áp tâm thu: 90 mmHg - 129 mmHg;
Huyết áp tâm trương: 60 mmHg - 84 mmHg.
Đối với những người lớn tuổi khỏe mạnh, huyết áp cũng có thể
tăng hơn một chút so với hồi trẻ nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép,
cụ thể huyết áp tâm trương ở người già sẽ tăng 8,6 mmHg, huyết áp tâm thu tăng
thêm khoảng 29 mmHg. Nếu huyết áp tâm trương nằm ngoài 95 mmHg và huyết áp tâm
thu vượt mức 160 mmHg thì được cho là huyết áp cao cần can thiệp ngay từ sớm.
Sự thay đổi về nhịp tim
Nút xoang là bộ phận có chức năng điều tiết nhịp tim và lan tỏa
xung động khắp cơ tim. Hỗ trợ cho hoạt động này là hệ thống dẫn truyền giúp 4
buồng tim phối hợp và hoạt động với nhau nhịp nhàng, tạo thành một thể thống nhất.
Tuy nhiên khi tuổi cao, nút xoang và hệ thống dẫn truyền sẽ bị
lão hóa, bên cạnh đó cấu trúc tim cũng bị biến đổi làm ảnh hưởng đến đường dẫn
truyền, gây ra sự rối loạn về nhịp tim.
Thêm vào đó, hệ thống tuần hoàn do tuổi tác ảnh hưởng sẽ trở
nên chai cứng, xơ vữa, cản trở quá trình chuyển lưu máu nuôi dưỡng cho tim. Hệ
quả là nhịp tim có xu hướng bị chậm hơn, khả năng co bóp không đều làm tắc nghẽn
đường tuần hoàn. Cũng có những khi nút xoang bị mất vai trò “nhạc trưởng",
không thể điều khiển được nhịp tim khiến tim đập quá nhanh và là nguyên nhân của
nhiều trường hợp đột tử do tim.
Nhịp tim bình thường của người lớn tuổi thường sẽ khác so với
nhịp tim bình thường của trẻ em và sẽ dao động từ 60-100 nhịp/phút khi nghỉ
ngơi và có thể thay đổi mỗi phút. Khi vận động nhịp tim ở người cao tuổi dao động
trong khoảng như sau:
Bằng cách hiểu rõ về sự thay đổi của huyết áp và nhịp tim ở
người cao tuổi, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp
thời, từ đó giúp họ duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng hơn.