Ảnh minh họa
Tính chất
công việc khiến thợ hàn phải tiếp xúc với hơi khói cùng các loại khí độc hại
mỗi ngày. Điều này về lâu dài sẽ có thể làm nguy hại đến sức khỏe của họ, gây
nên một số bệnh về hô hấp, các triệu chứng liên quan đến đường ruột - tiêu hóa,
bệnh về da, thậm chí bị ảnh hưởng đến thần kinh và sinh sản.
Cụ thể, khói hàn khiến
người thường xuyên hít phải mắc viêm phế quản, viêm khí quản, viêm phổi,
hen suyễn, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, tá tràng; nghiêm trọng hơn
có thể tạo ra nguy cơ bị phù phổi, ung thư phổi, ung thư đường tiết niệu, thanh
quản hay gây tổn hại đến hệ thần kinh.
Tiếp xúc với khói, hơi
và khí hàn gây các triệu chứng cấp tính như kích ứng mắt, mũi họng, chóng mặt,
buồn nôn. Người lao động khi gặp phải các triệu chứng trên cần rời khỏi xưởng
ngay lập tức, di chuyển ra nơi thoáng khí và tìm đến phòng y tế để có hướng xử
trí thích hợp.
Tiếp xúc kéo dài với
khói hàn có thể gây ra tổn thương đường hô hấp và các bệnh khác như ung thư
phổi, ung thư thanh quản và các bệnh đường tiết niệu khác.
Khói hàn có thể gây
sốt hơi kim loại, loét dạ dày, tổn thương thận và hệ thống thần kinh. Tiếp xúc
kéo dài với Mangan có thể gây ra các triệu chứng giống bệnh Parkinson. Cadmium
trong khói hàn có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.
Các loại khí Heli,
Argon và Cacbon dioxit còn có thể gây ngưng thở. Đặc biệt là khi xưởng hàn bị
giới hạn trong không gian kín, khí Carbon monoxit hình thành có thể gây tử vong
cho người lao động.
Cùng với
đó là những tai nạn không mong muốn như giật điện, bỏng, tổn thương mắt, đứt
tay/chân/da… khi đang làm việc.
Làm gì để giảm nguy cơ bệnh nghề nghiệp cho thợ hàn?
Theo đánh giá, những
mối nguy hiểm về sức khỏe trên đây cho thợ hàn phụ thuộc vào các loại vật
liệu hàn dễ bị biến đổi thành chất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao - môi
trường làm việc trong khu vực không trang bị hệ thống thông gió thích hợp của
thợ hàn khiến rủi ro bệnh tật tăng cao. Tuy nhiên, cần tìm ra giải pháp phòng
tránh, giảm thiểu nguy cơ bệnh nghề nghiệp quan trọng, đảm bảo sức khỏe và tính
mạng cho thợ hàn.
Cụ thể, thợ hàn cần
tuân thủ:
- Không tiến hành hàn
tại các địa điểm gần chất tẩy, sơn, dầu mỡ hay hóa chất. Bởi nhiệt độ cao và
tia hồ quang sẽ có thể phản ứng với hơi tạo ra khí hàn rất độc hại
- Không hàn trên các
kim loại tráng, như mạ kẽm, thép mạ, chì, cadmium. Vì mọi lớp phủ hay bất kỳ
kim loại nào có chứa các yếu tố đó đều có thể sản sinh ra khói độc hại khi hàn.
Trường hợp bắt buộc phải làm việc thì cần đảm bảo khu vực hàn được thông gió
tốt, bản thân được trang bị khẩu trang chống độc chuyên dụng, đạt chuẩn.
- Đảm bảo khu vực hàn
được trang bị hệ thống thông gió và thoát khí đầy đủ; được làm sạch và duy trì
hoạt động thường xuyên
- Sử dụng điện cực
hàn, chất hàn ít gây độc hại
- Sử dụng cả thiết bị
hô hấp chuyên dụng để hỗ trợ, giảm thiểu lượng khói và khí độc hít vào
- Trang bị đồ bảo hộ
chuyên dụng cho thợ hàn, gồm: quần áo bảo hộ,
găng tay bảo hộ, miếng đệm nóng, mũ bảo hộ có kính che mặt, khẩu trang bảo hộ…
- Kiểm tra sức khỏe
định kỳ là bắt buộc
- Trang bị tài liệu an
toàn (MSDS), xem xét và đánh giá điều kiện môi trường hàn để đảm bảo các quá
trình an toàn hàn được thực hiện đúng và đủ
- Tuân thủ các quy
định về an toàn hàn trong quá trình làm việc
- Tham gia tập huấn,
đào tạo nâng cao kiến thức lẫn biện pháp an toàn hàn
Dự phòng khám sức khỏe cho người lao động
Người sử dụng lao động
phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi tuyển dụng và phải bố
trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động.
Trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao
động, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động (đối
với người lao động bình thường ít nhất 1 lần trong năm và với người làm việc
nặng nhọc, độc hại ít nhất 6 tháng 1 lần).
Người lao động phải
được điều trị, điều dưỡng chu đáo khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp..
Người sử dụng lao động
phải chịu chi phí cho việc kiểm tra, khám sức khỏe nói trên.
Nghề hàn
tiềm ẩn rủi ro bệnh tật cao. Thợ hàn tiếp xúc với các mối nguy hiểm mỗi ngày.
Do đó, nắm rõ nguy cơ và tác nhân có thể gây ra bệnh, áp dụng các biện pháp an
toàn hàn để giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm cho bản thân là cần thiết./.