image banner
anh tin bai
  anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 27
  • Hôm nay: 1,560
  • Trong tuần: 8,087
  • Tất cả: 41,730,641
Áp xe gan nhiễm khuẩn
Lượt xem: 938

         Áp xe gan là các tổn thương dạng khối chứa chất hoại tử hình thành do tổn thương ở gan hoặc do các nhiễm trùng trong ổ bụng di chuyển đến gan qua đường tĩnh mạch cửa. Áp xe gan do vi khuẩn thường do nhiều loại vi khuẩn gây nên, trong đó, thường gặp là E.coli, Klebsiella, Streptococcus, Staphylococcus. Áp xe gan amip thường do Entamoeba histolytica gây nên.

anh tin bai

Ảnh minh hoạ

1. Triệu chứng áp xe gan nhiễm khuẩn

Tam chứng kinh điển của áp xe gan bao gồm: sốt, đau hạ sườn phải, gan to. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có biểu hiện vàng da, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sụt cân và nhợt nhạt trong bệnh cảnh của nhiễm trùng toàn thân mức độ nặng.

- Sốt là triệu chứng khá thường gặp ở các bệnh nhân áp xe gan (90% số bệnh nhân). Người bệnh có thể sốt nóng hoặc gai rét thậm chí rét run từng cơn. Cũng cần phải lưu ý ở những người có cơ địa đáp ứng miễn dịch kém như: người già, người có bệnh lý gây suy giảm đáp ứng miễn dịch,… thì các biểu hiện sốt có thể không rõ ràng thậm chí không có sốt.

- Đau bụng: thường là cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải, có thể tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu, đặc biệt những trường hợp ổ áp xe sát bao gan thì triệu chứng đau càng rõ rệt.

- Gan to: khoảng 25% bệnh nhân áp xe gan có biểu hiện gan to, khi bác sĩ thăm khám có thể thấy dấu hiệu ấn đau vùng gan.

- Một số triệu chứng khác có thể gặp như:

+ Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng trong bệnh cảnh của bệnh lý tắc nghẽn đường mật

+ Suy kiệt trong bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn huyết hoặc bệnh lý ác tính

+ Nếu áp xe gan bị vỡ tràn vào màng phổi phải, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng của viêm phổi màng phổi như đau ngực, âm phế bào giảm và gõ đục đáy phổi phải.

2. Biến chứng áp xe gan nhiễm khuẩn

- Nhiễm khuẩn huyết: khi áp xe gan không được điều trị đúng và kịp thời, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan rộng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết.

- Tràn mũ màng phổi do vỡ áp xe vào khoang màng phổi, thường gặp ở bên màng phổi phải.

- Tràn mủ màng tim hoặc có triệu chứng chèn ép tim cấp do ổ áp xe gan trái vỡ vào khoang màng ngoài tim.

- Nhiễm trùng ổ bụng: Vỡ ổ áp xe vào ổ bụng có thể gây viêm phúc mạc toàn thể.

- Vỡ vào ống tiêu hóa: Áp xe gan khi vỡ vào những phần của ống tiêu hóa (đại tràng, dạ dày…) sẽ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn ra mủ, đi tiêu ra máu.

- Những cơ quan khác: Áp xe nếu vỡ vào cơ thành bụng có thể gây áp xe cơ thành bụng hay tạo thành lỗ rò chảy mủ.

- Viêm nội nhãn cầu ở một số trường hợp áp xe gan do Klebsiella pneumoniae ở bệnh nhân đái tháo đường.

3. Hướng điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn

Tuỳ tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp như:

- Kháng sinh: Bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch, phổ rộng

Thời gian dùng kháng sinh từ 10 – 14 ngày đường tĩnh mạch, sau đó nếu tình trạng lâm sàng ổn định có thể chuyển kháng sinh đường uống duy trì từ 3 – 4 tuần.

- Dẫn lưu mủ ổ áp xe: Cần chọc hút mủ ổ áp xe lấy mủ nuôi cấy xác định vi khuẩn gây bệnh đối với tất cả các trường hợp áp xe gan nhiễm khuẩn.

- Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật đối với các trường hợp áp xe gan vỡ, viêm phúc mạc toàn thể, bệnh lý phối hợp cần phẫu thuật, vị trí ổ áp xe khó can thiệp qua da, thất bại với dẫn lưu qua da

4. Phòng ngừa áp xe gan nhiễm khuẩn

- Tránh dùng những loại thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống, tiết canh…

- Tuyệt đối không uống nước chưa đun sôi, không uống các thức uống không hợp vệ sinh.

- Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn trong ngày.

- Đối với các trưởng hợp cơ thể xuất hiện ổ nhiễm khuẩn, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị phù hợp, tránh để vi khuẩn lây lan, đặc biệt là lây theo đường máu bởi nhiễm khuẩn huyết.

- Nếu nghi ngờ bị áp xe gan, bạn nên chủ động đi khám điều trị càng sớm càng tốt, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm tới tính mạng. 

CN. Vũ Văn Trình
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: 14 Trần Thánh Tông - TP. Nam Định - T. Nam Định và 156 Phạm Ngũ Lão - TP. Nam Định - T. Nam Định
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 01-08-2024 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  Người chịu trách nhiệm: TS.BS. Trần Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Y tế
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
EMC Đã kết nối EMC