image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
PrEP – BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ TRONG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
Lượt xem: 83
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV.

Từ năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các quốc gia cần triển khai cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho nhóm quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới, người tiêm chích ma tuý, bạn tình âm tính của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc người nhiễm HIV đã điều trị ARV có tải lượng HIV từ 200 bản sao/ml máu trở lên.

Dựa trên kết quả các nghiên cứu của thế giới cho thấy dùng PrEP 7 liều 1 tuần có thể phòng lây nhiễm HIV lên đến 99% khi QHTD qua đường hậu môn. Năm 2010, nghiên cứu thử nghiệm iPrEx trên 2499 người tham gia là nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới sử dụng TDF-FTC 1 viên mỗi ngày tại 6 quốc gia là Braxin, Ecuador, Peru, Nam Phi, Thái Lan và Hoa Kỳ cho thấy hiệu quả của PrEP trong việc ngăn ngừa HIV lên đến trên 90% 1. Nghiên cứu sử dụng thuốc kháng vi rút dự phòng HIV ở các cặp bạn tình dị nhiễm tại Kenya và Uganda  năm 2012 cho thấy việc sử dụng thuốc TDF-FTC ở bạn tình âm tính với HIV giúp giảm lây nhiễm HIV lên đến 75% 2. Một số nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy PrEP không chỉ có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Nghiên cứu Tenofovir Bangkok về hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV của PrEP ở 2411 người nghiện chích ma túy cho thấy mức độ dự phòng có thể đạt 74% 3.

Qua hơn 30 năm nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm nhanh ở các nhóm nguy cơ truyền thống như nhóm nghiện chích ma túy (từ 28,6% năm 2004 xuống 12,1% năm 2021) và nhóm phụ nữ bán dâm (từ 5,9% năm 2002 xuống 2,5% năm 2022) 4.

Tuy nhiên, dịch HIV vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và có nguy cơ quay trở lại. Số liệu giám sát trọng điểm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế qua các năm 2011, 2015 và 2022 cho thấy dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng ở một số địa phương. Hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới nam. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng rất nhanh trong những năm gần đây (từ 3,95% năm 2011 lên 12,5% năm 2022) 5. Bên cạnh đó, dịch HIV cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Theo báo cáo 8 tháng đầu năm 2023 về công tác phòng, chống HIV/AIDS của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, nhóm tuổi từ 16-29 tăng nhanh trong số người nhiễm HIV mới phát hiện hàng năm (từ 4,0% năm 2012 lên 25,9% năm 2023)6. Phân tích đường lây trong nhóm tuổi này cho thấy, 88,5% lây qua đường tình dục, đối tượng là nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 76,9% trong số những ca mới phát hiện trong độ tuổi này.

Trước diễn biến của dịch HIV/AIDS, năm 2017, Bộ Y tế đã đưa chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) vào triển khai thí điểm tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Sau chương trình triển khai thí điểm, ngày 1/12/2017, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5418/QĐ-BYT về việc hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Trong đó, phác đồ thuốc ARV để điều trị PrEP là TDF/FTC (300mg/200mg) trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên.  Tiếp sau đó là các văn bản: Quyết định 5866/QĐ-BYT ngày 28/9/2018, Quyết định 5154/QĐ-BYT ngày 11/12/2020, Quyết định 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế; Quyết định 1246/QĐ-Ttg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) tại Việt Nam.

Qua 7 năm triển khai, chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)  đã được nhân rộng ra 29 tỉnh, thành phố trên cả nước với 219 cơ sở điều trị. Trong giai đoạn tới, chương trình điều trị PrEP sẽ tiếp tục được triển khai, mở rộng để nhiều người có nguy cơ cao có thể tiếp cận dịch vụ điều trị, từ đó giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.

                                                                                                             Nhật Linh

anh tin bai

1 Robert M. Grant, Javier R. Lama et al (2010). Preexposure Chemoprophylaxis for HIV Prevention in Men Who Have Sex with Men.

2 Jared M. Baeten, Deborah Donnell et al (2012). Antiretroviral Prophylaxis for HIV Prevention in Heterosexual Men and Women.

3 Choopanya K et al (2013). Antiretroviral prophylaxis for HIV infection in injecting drug users in Bangkok, Thailand.

4 Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2002, 2004, 2021, 2022). Báo cáo giám sát trọng điểm HIV/AIDS.

5 Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2011, 2015, 2022). Báo cáo giám sát trọng điểm HIV/AIDS.

6 Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2023). Báo cáo 8 tháng đầu năm 2023 về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Nhật Linh
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang