image banner
anh tin bai
  anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
PrEP an toàn với phụ nữ mang thai
Lượt xem: 221

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú sữa mẹ. Nguy cơ lây nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh tăng hơn gấp đôi so với khi phụ nữ không mang thai. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú có nguy cơ nhiễm HIV nên được cung cấp PrEP hàng ngày có chứa Tenofovir disoproxil fumarate (TDF). Khuyến nghị này được đưa ra dựa trên các cơ sở khoa học về PrEP an toàn cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Kết quả tổng quan 33 nghiên cứu, bài báo khoa học về tác động của TDF trong nhóm phụ nữ mang thai và nuôi con bú không nhiễm HIV và nhiễm HIV cho thấy TDF không liên quan tới tình trạng mẹ tử vong hoặc một số vấn đề ở thai nhi như sảy thai, thai chết lưu, sinh non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp (<2500/<1500gr), nhỏ so với tuổi thai, di tật bẩm sinh. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ có sử dụng TDF trong quá trình mang thai phát triển bình thường 1.

anh tin bai

Nghiên cứu năm 2019 tại Kenya trên 1530 cặp mẹ con, trong đó có 206 cặp mẹ con có người mẹ sử dụng PrEP trong quá trình mang thai với tuổi trung bình của người mẹ là 24 tuổi ở cả 2 nhóm có sử dụng và không sử dụng PrEP trong khi mang thai. Hầu hết các bà mẹ đều bắt đầu sử dụng PrEP ở ba tháng giữa thai kỳ và sử dụng PrEP trong hơn 1 tháng. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa trẻ sơ sinh phơi nhiễm và không phơi nhiễm PrEP về tỷ lệ sinh non và nhẹ cân. Không có dị tật bẩm sinh nào được xác định ở nhóm tiếp xúc với PrEP và 5 trường hợp được xác định ở nhóm không tiếp xúc với PrEP. Vào thời điểm sáu tuần sau khi sinh, trẻ sơ sinh ở cả hai nhóm đều có mức tăng trưởng tương tự nhau. Không có sự khác biệt về kết quả ở trẻ sơ sinh được tìm thấy theo thời gian tiếp xúc với PrEP 2.

Kết quả đánh giá có hệ thống các nghiên cứu về độ an toàn của PrEP trong thai kỳ năm 2022 cũng cho thấy không có nghiên cứu nào đã hoàn thành tìm thấy sự khác biệt trong kết quả mang thai hoặc tử vong sơ sinh liên quan đến việc tiếp xúc với PrEP 3.

Các nghiên cứu về mức độ an toàn của PrEP đối với phụ nữ mang thai không nhiễm HIV đã đóng góp dữ liệu mới để củng cố hồ sơ về sự an toàn của PrEP trong thai kỳ, là cơ sở để mở rộng cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) như một chiến lược thiết yếu giảm tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

                                                                                                                        Nhật Linh

1. Lynne M Mofenson, Rachel C Baggaley, Ioannis Mameletzis (2017). Tenofovir disoproxil fumarate safety for women and their infants during pregnancy and breastfeeding.

2. Julia C Dettinger, John Kinuthia, Jillian Pintye et al (2019). Perinatal outcomes following maternal pre-exposure prophylaxis (PrEP) use during pregnancy: results from a large PrEP implementation program in Kenya.

3. Drova L Joseph Davey, Jillian Pintye, Jared M Baeten et al (2020). Emerging evidence from a systematic review of safety of pre-exposure prophylaxis for pregnant and postpartum women: where are we now and where are we heading?

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: 14 Trần Thánh Tông - TP. Nam Định - T. Nam Định và 156 Phạm Ngũ Lão - TP. Nam Định - T. Nam Định
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 01-08-2024 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  Người chịu trách nhiệm: TS.BS. Trần Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Y tế
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang