image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Một số hiểu lầm về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
Lượt xem: 146

PrEP là biện pháp dự phòng nhiễm HIV bằng cách uống thuốc kháng HIV đều đặn hằng ngày, trước các hành vi nguy cơ có thể làm lây nhiễm HIV. Người dùng PrEP là người biết lựa chọn phương pháp bảo vệ mình trước các hành vi nguy cơ (Quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy…) có thể làm họ bị nhiễm HIV. Nếu họ hiểu đúng bằng cách uống 1 viên PrEP mỗi ngày và tuân thủ điều trị tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục (QHTD) trên 90% và tiêm chích ma túy trên 70%. Tuy vậy theo ghi nhận qua tư vấn và chăm sóc điều trị vẫn còn một số trường hợp hiểu chưa đúng về PrEP qua các ý kiến nổi bật sau:

            * Đối tượng sử dụng và liều dùng;

* Sử dụng PrEP thì không cần sử dụng bao cao su (BCS) trong QHTD;

* PrEP gây nhiều tác dụng phụ;

* Đã dùng PrEP là phải dùng suốt đời;

* Người nhiễm HIV rồi, có thể dùng PrEP để điều trị;

* PrEP không thể bảo vệ khỏi nhiễm HIV;

* PrEP có thể thất bại;

anh tin bai

Để làm rõ các vấn đề trên, dưới đây là những trao đổi thêm thông tin về PrEP để người dùng yên tâm sử dụng biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV này.

- PrEP: loại thuốc được sử dụng có thành phần kết hợp từ hai thành phần là Tenofovir và Emtricitabine rất phù hợp cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới; chuyển giới nữ; các cặp dị nhiễm HIV. Vi rút HIV cần một loại Enzym tên là Transcriptase để nhân bản trong cơ thể, PrEP ngăn chặn Enzym này khiến vi rút HIV không thể sinh sôi trong cơ thể vật chủ. Chống chỉ định PrEP cho một số đối tượng như: đã nhiễm HIV; có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV; chức năng thận suy giảm;  dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.

- Đối với dùng PrEP hàng ngày rất đơn giản, uống mỗi ngày 1 viên và duy trì suốt thời gian có nguy cơ lây nhiễm HIV, sau 07 ngày sử dụng thuốc đầy đủ và liên tục, thuốc có tác dụng dự phòng tối đa.

- Nếu muốn tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì vẫn phải sử dụng BCS và chất bôi trơn vì PrEP chỉ dự phòng lây nhiễm HIV chứ không thể dự phòng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

- PrEP rất an toàn và không gây tác dụng phụ với 90% người sử dụng, chỉ có 10% người sử dụng chịu tác dụng phụ nhẹ như: Chóng mặt; buồn nôn; chán ăn; đầy hơi hoặc đi ngoài;… các triệu chứng này sẽ hết sau một vài ngày sử dụng thuốc, nếu bạn có các dấu hiệu trên và còn cảm thấy lo lắng về điều đó, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sỹ điều trị của mình.

- PrEP phát huy tác dụng tốt chỉ khi được dùng hàng ngày. PrEP không phải dùng suốt đời. Nếu người dùng PrEP không còn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm nữa thì có thể xin tư vấn của Bác sĩ và ngừng sử dụng PrEP. Lưu ý, người dùng cần duy trì uống thuốc tới 07 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng.

- Những người đã có kết quả HIV dương tính không được dùng PrEP, vì thuốc chỉ phòng ngừa trước khi lây nhiễm HIV. Nếu đã bị nhiễm HIV rồi thì cần đăng ký tham gia điều trị HIV tại các phòng khám và điều trị HIV/AIDS. Vì vậy khách hàng cần được xét nghiệm HIV trước khi sử dụng PrEP và xét nghiệm lại trong mỗi lần tái khám.

- Nếu khách hàng bị nhiễm HIV có thể do tuân thủ điều trị PrEP kém, hoặc khởi động liều PrEP khi đã nhiễm HIV ở giai đoạn cấp (là giai đoạn mới nhiễm HIV mà các xét nghiệm thông thường chưa thể phát hiện ra).

- Khi đã tuân thủ tốt, PrEP thất bại rất hiếm gặp, chỉ 6/500.000 trường hợp dùng  PrEP trên thế giới. Đa số các trường hợp này PrEP không hiệu quả liên quan đến vi rút kháng đa thuốc (rất hiếm, chỉ <1.0%).

                                                Trọng Tài

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang