image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PrEP) CÓ THỰC SỰ AN TOÀN?
Lượt xem: 101

PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Với hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90%, PrEP đã là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV rất hiệu quả. Tuy nhiên, một số người khi sử dụng PrEP cũng gặp phải tâm lý lo lắng về sự an toàn khi xuất hiện một số tác dụng không mong muốn, vậy sử dụng PrEP có thực sự an toàn?

anh tin bai

    PrEP rất an toàn, không có tác dụng phụ đối với 90% người sử dụng. Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua lúc đầu, thường kéo dài trong vài ngày hay vài tuần, nhưng thường không quá 1 tháng mà không cần ngừng PrEP bao gồm:

Buồn nôn và ói mửa

Một tác dụng phụ có thể xảy ra của PrEP là buồn nôn. Buồn nôn có thể là nôn nao, khó chịu ở bụng, khó chịu và đôi khi buồn nôn. Nếu điều này xảy ra, nó thường biến mất trong vài tuần đầu tiên dùng PrEP. Uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn có thể giúp giảm buồn nôn.

Rối loạn nhẹ hệ thần kinh như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ

10% người dùng cảm thấy đau đầu. Các triệu chứng này cũng tự hết trong vài ngày sau khi dùng thuốc. Nếu nhức đầu vẫn còn, tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng acetaminophen để giảm đau đầu.

Khó tiêu

Mặc dù hiếm gặp nhưng một số nam giới có thể đi vệ sinh thường xuyên hơn và khi đi vệ sinh, họ có thể cảm thấy phân lỏng hoặc chảy nhiều hơn bình thường. Các triệu chứng thường tự hết sau 4 tuần.

Ngứa da

Một số trường hợp rối loạn da như nổi mề đay, nổi mụn nước và ngứa. Tình trạng này hiếm gặp và nếu có sẽ biến mất sau vài ngày dùng thuốc.

Chức năng gan và thận giảm nhẹ

Hầu hết những người dùng PrEP không bị ảnh hưởng đáng kể đến gan hoặc thận và hồi phục khi họ ngừng dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mọi người nên uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào về lâu dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời thay vì tự ý dùng thuốc.

An toàn khi sử dụng với hormone

PrEP không ảnh hưởng đến liệu pháp hormone chuyển giới. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo lắng, bạn có thể đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn.

An toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Điều trị PrEP tương đối an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Mặc dù nghiên cứu PrEP không tập trung vào đối tượng này, nhưng đã có dữ liệu về việc sử dụng TDF/FTC (thành phần của thuốc kháng vi-rút) an toàn ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nhiễm HIV.

    Mặc dù sử dụng PrEP có hiệu quả cao và an toàn, tuy nhiên không phải tất cả mọi người có nhu cầu đều có thể đều dùng được PrEP. Những người sau đây không dùng được PrEP:

Với PrEP uống hàng ngày, không chỉ định dùng PrEP cho:

- HIV dương tính;

- Có triệu chứng của Hội chứng nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV;

- Dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.

Với PrEP uống theo tình huống, PrEP cũng không phù hợp với:

- Phụ nữ;

- Chuyển giới nữ đang sử dụng liệu pháp hoóc môn nữ;

- Người có viêm gan B mạn tính;

- Người tiêm chích ma túy.

Trước khi sử dụng PrEP, người dùng sẽ được bác sỹ chỉ định thực hiện xét nghiệm HIV và một số xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận khác. Người dùng cần lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.

                                                                                      Thu Thảo

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang