image banner
anh tin bai
 

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bệnh Sởi: Đường lây và triệu chứng, biến chứng
Lượt xem: 83

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh Sởi và nguy cơ bùng phát dịch Sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh Sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023. Tại Việt Nam, do gián đoạn việc cung ứng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đủ mũi vắc xin là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm Sởi. 

Bệnh sởi là căn bệnh có tính lây nhiễm nhanh và khả năng cao trở thành dịch bệnh. Khi bị mắc bệnh nếu như bệnh nhân không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Điều đáng lo ngại là bệnh sởi không chỉ xuất hiện ở trẻ em ngay cả trẻ còn chưa đủ độ tuổi tiêm ngừa mà còn xuất hiện cả ở người lớn.

anh tin bai

1. Đường lây bệnh sởi

Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỉ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng. Bệnh sởi lây qua đường hô hấp: Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại...Khi người không mắc bệnh sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, sẽ bị lây bệnh

2. Triệu chứng của bệnh sởi

Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đềi có đặc trứng là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy, tử vong... Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày

- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 - 4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.

- Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày: Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.

- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần

3. Biến chứng bệnh sởi

- Biến chứng đường hô hấp

+ Viêm tai giữa: thường gặp ở trẻ nhỏ.

+ Viêm thanh quản: có triệu chứng của viêm thanh quản hoặc có khó thở thanh quản cấp

+ Viêm phổi có thể tiên phát do vi rút sởi hoặc thứ phát do bội nhiễm vi khuẩn.

- Biến chứng thần kinh: Có thể gặp viêm não do vi rút sởi, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa, ít gặp hơn là viêm màng não- não và tuỷ sống. Thời gian xuất hiện thường sau khi ban mọc hoặc sau vài tuần. Diễn biến nặng, tiên lượng dè dặt, tỉ lệ tử vong là 10%, số còn lại có di chứng.

- Biến chứng đường tiêu hoá

+ Viêm miệng: Viêm loét môi, miệng và viêm hoại tử miệng (bệnh noma-cam tẩu mã) gặp ở bệnh nhân vệ sinh kém.

+ Viêm dạ dày ruột: gây ỉa chảy cấp hoặc kéo dài. Vàng da hoặc tăng các men gan ít gặp.

- Các biến chứng hiếm gặp khác

+ Viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu, loét giác mạc.

+ Bệnh lao: do có sẵn, hoặc xuất hiện ở những người suy giảm miễn dịch.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang