Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bệnh không lây nhiễm (tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp…) đang là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho khoảng 380 nghìn người, chiếm 73% tổng số người chết mỗi năm (khoảng 520 nghìn người). Trong đó, bệnh tim mạch là bệnh không lây nhiễm (BKLN) phổ biến nhất ở Việt Nam, là kẻ "giết người số một" chịu trách nhiệm cho hơn 30% số ca tử vong trên cả nước. Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ÐTÐ) là nguyên nhân quan trọng của bệnh tim mạch. Ðáng lo ngại, cứ năm người trưởng thành ở Việt Nam thì có một người bị THA và cứ hơn 20 người thì có một người ÐTÐ. Như vậy, tính đến nay, ở nước ta có khoảng 12 triệu người THA và khoảng ba triệu người ÐTÐ. Tuy nhiên, hiện số người được chẩn đoán bệnh ÐTÐ trong độ tuổi từ 18 đến 69 tuổi mới đạt 31,1%, THA là 43,1%; số người được quản lý tại các cơ sở y tế về bệnh ÐTÐ mới đạt 28,9% và bệnh THA là 13,6%... và 70% số người bệnh nằm điều trị tại các cơ sở y tế là mắc các BKLN.
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ hành vi như: hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, căng thẳng thường xuyên... thì một trong những nguyên nhân dẫn đến số người mắc các BKLN gia tăng thời gian qua là do dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) tại tuyến xã chưa đầy đủ, toàn diện. Các dịch vụ phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý, duy trì, tư vấn, truyền thông cho các BKLN như: quản lý số lượng người bệnh, không kê đơn điều trị, hoặc chỉ kê đơn điều trị duy trì, không kê đơn điều trị lần đầu. Nguồn nhân lực còn thiếu, yếu; thuốc điều trị ÐTÐ, thuốc điều trị huyết áp chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trạm y tế còn thiếu, không đồng bộ, nhất là thiếu các thiết bị để chẩn đoán, phát hiện biến chứng…
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời từng bước nâng cao hơn nữa vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, Hội nghị T.Ư 6 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu hơn 90% dân số được quản lý sức khỏe; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số BKLN. Ðến năm 2030, phấn đấu hơn 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số BKLN. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 376/QÐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, ÐTÐ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các BKLN khác giai đoạn 2015 - 2025. Năm 2018, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 2559/QÐ- BYT ban hành kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý THA, ÐTÐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018- 2020, với các mục tiêu cụ thể như: Ðến năm 2019, 100% số trạm y tế được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng THA và ÐTÐ theo nguyên lý y học gia đình. Ðến năm 2020, ít nhất 70% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA theo nguyên lý y học gia đình; ít nhất 40% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý ÐTÐ theo nguyên lý y học gia đình. Ðến năm 2020, ít nhất 40% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp và đánh giá nguy cơ ÐTÐ...
Ðể thực hiện các mục tiêu nêu trên, Bộ Y tế đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan để phát huy vai trò bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình trong thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA, ÐTÐ; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy để bảo đảm người bệnh THA, ÐTÐ khi các cơ sở KCB tuyến trên kê đơn điều trị, sẽ được tiếp tục tiếp cận các thuốc này tại cơ sở KCB tuyến huyện và trạm y tế xã. Ngành y tế cũng đang xây dựng tài liệu hướng dẫn về giám sát, báo cáo hoạt động điều trị, quản lý THA và ÐTÐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã. Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ y tế tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn về quản lý lồng ghép THA và ÐTÐ tại trạm y tế; dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong quản lý điều trị THA và ÐTÐ; triển khai hoạt động dự phòng, quản lý điều trị BKLN tại tuyến y tế cơ sở...
Thực hiện Quyết ðịnh số 1125/QÐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ týớng Chính phủ phê duyệt Chýõng trình mục tiêu Y tế - Dân số giai ðoạn 2016-2020 Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 441/KH-SYT ngày 16/4/2018 của Sở Y tế về Phòng chống bệnh không lây nhiễm tỉnh Nam Ðịnh nãm 2018.
Ngành Y tế Nam Định đã tổ chức “Hội nghị triển khai Kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2018-2020 tỉnh Nam Định” tại Sở Y tế, có sự tham gia của Tổ chức y tế thế giới, Cục Y tế dự phòng, các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Trung Ương, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh các Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, bệnh viện đa khoa Hải Hậu.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết phòng chống bệnh tim mạch, đái tháo đường 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2018.
- Sở Y tế xây dựng quy chế phối hợp giữa Trung tâm Y tế dự phòng với Bệnh viện Ða khoa tỉnh, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phổi trong phòng chống bệnh không lây nhiễm nãm 2018;
- Phối kết hợp với Cục Y tế dự phòng tổ chức lớp tập huấn chuyên môn ðào tạo giảng viên tuyến tỉnh về quản lý ðiều trị tãng huyết áp theo nguyên lý y học gia ðình tại tuyến cõ sở cho 10 huyện/thành phố, tập huấn giám sát , phát hiện, quản lý bệnh ðái tháo ðýờng nãm 2018 tại 2 huyện ðiểm: Giao Thuỷ, Xuân Trýờng. Tập huấn “Nâng cao kiến thức và kỹ nãng của cán bộ y tế trong quản lý tãng huyết áp theo nguyên lý y học gia ðình” cho 22 xã của huyện Giao Thủy. Tập huấn sàng lọc, phát hiện, quản lý bệnh nhân THA tại cõ sở cho cán bộ y tế tuyến xã. Chỉ ðạo triển khai hoạt ðộng tuần lễ toàn dân ði ðo huyết áp từ ngày 13-19/5/2018 trong toàn tỉnh. Chỉ ðạo triển khai hoạt ðộng ðợt truyền thông cao ðiểm phòng chống bệnh Ðái tháo đường và các rối loạn thiếu I ốt nãm 2018.
Trung tâm YTDP tỉnh phối hợp với Bệnh viện Nội tiết trung ương triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động phát hiện, quản lý bệnh Đái tháo đường tại địa phương gồm các nội dung công việc tập huấn, giám sát hoạt động, sàng lọc, tư vấn quản lý, mua sắm vật tư trang thiết bị tại địa phương.
Triển khai khám sàng lọc phát hiện bệnh đái tháo đường tại 15 xã của 2 huyện, mỗi xã 300 đối tượng có yếu tố nguy cơ được khám. Tổng số đối tượng được khám là 4500 đối tượng, ngoài ra Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Bệnh viện Nội tiết Trung ương về điều tra đánh giá yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ trẻ em năm 2018 để xây dựng các biện pháp dự phòng tình trạng trẻ hoá bệnh ĐTĐ đang gia tăng, đặc biệt với trẻ em lứa tuổi học đường.
Ngoài chương trình mục tiêu y tế dân số, được sự hỗ trợ của các chương trình khác, trong năm 2018 tại một số huyện, thành phố cũng triển khai hoạt động khám sàng lọc THA, tổng số người được khám sàng lọc là 1800 người, số người phát hiện THA là 462 người (chiếm 25.66%), số bệnh nhân được đưa vào quản lý là 460 người.
Tổ chức các CLB sức khỏe phòng chống tăng huyết áp được thành lập và sinh hoạt định kỳ tại 10 huyện/ thành phố với 130 đơn vị tham gia, số người tham gia là 5093 người.
Qua thực tế triển khai tại Y tế cơ sở về công tác phòng chống BKLN năm 2018, ngành Y tế Nam Định cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Năm 2019, Ngành phấn đấu duy trì thành quả đạt được trong năm 2018 và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác phòng chống BKLN trên địa bàn toàn tỉnh, ngành Y tế Nam Định xác định một số hoạt động quan trọng sau:
1. Hoạt động truyền thông tại cộng đồng: Tăng cường hoạt động truyền thông tại cộng đồng, tăng cường hoạt động thăm hộ gia đình của y tế thôn để truyền thông, tư vấn cho người dân để người dân tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh của mình, tự tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám, phát hiện sớm và điều trị.
2. Củng cố nâng cao năng lực y tế: Tập huấn, hướng dẫn quản lý chương trình bệnh Tăng huyết áp, Đái tháo đường cho các cán bộ trong mạng lưới từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế xã, nhất là y tế thôn. Có phác đồ điều trị chuẩn các bệnh không lây nhiễm được áp dụng tại các tuyến từ trung ương đến địa phương để bệnh nhân yên tâm điều trị tại các tuyến cơ sở. Mở lớp bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật xét nghiệm, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm.
3. Nhân lực, trang thiết bị: Bổ sung thêm cán bộ có chứng chỉ hành nghề về xét nghiệm, đề nghị Bảo hiểm Y tế ký hợp đồng cấp thuốc điều trị Đái tháo đường tại Trạm Y tế xã. Đảm bảo, cung cấp thuốc khám chữa bệnh BHYT đủ nhu cầu cho y tế tuyến xã. Cung cấp trang bị máy móc phục vụ quản lý, khám chữa BKLN như: máy xét nghiệm bán tự động, máy siêu âm.
4. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung đào tạo cán bộ y tế tuyến cơ sở về quản lý các BKLN theo nguyên lý y học gia đình; triển khai danh mục kỹ thuật cho tuyến huyện, xã áp dụng nguyên lý y học gia đình. Tiến hành khám sàng lọc người bệnh, với sự hỗ trợ của tuyến trên; lập hồ sơ theo dõi, quản lý, điều trị người bệnh nhẹ, chưa có biến chứng và người bệnh đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Ðối với các cán bộ y tế tại trạm y tế xã, cần thực hiện tốt việc phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý THA, ÐTÐ không có biến chứng; điều trị, quản lý THA, ÐTÐ đối với những trường hợp được tuyến trên chuyển về; xử trí và chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn. Tư vấn, lập danh sách quản lý các trường hợp nguy cơ cao, tiền ÐTÐ; phối hợp y tế thôn bản, các ban, ngành, đoàn thể trong tuyên truyền, tư vấn cho người bệnh và cộng đồng về tuân thủ điều trị bệnh, cũng như những biện pháp phòng, chống THA, ÐTÐ...
ThS. Khương Thành Vinh
Phó Giám đốc Sở Y tế