Trẻ sơ sinh cảm lạnh là hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong thời tiết giao mùa. Bệnh thường kéo dài khá dai dẳng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
Ảnh minh họa
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh cảm lạnh
- Trẻ bị nhiễm cảm lạnh do tiếp xúc trực tiếp với một người đã bị nhiễm. Các virus có thể lây lan khi một người mắc bệnh chạm vào miệng hoặc mũi của mình sau đó chạm vào trẻ mà không rửa tay;
- Bé cũng có thể nhiễm cảm lạnh do tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm như đồ chơi, đồ dùng, quần áo;
- Dị ứng và hút thuốc thụ động cũng có thể làm trẻ bị ảnh hưởng;
- Thời tiết lạnh làm trẻ nhiễm lạnh do không khí thường khô và trẻ ở ngoài trời lâu, nhiều gió rất dễ bị cảm lạnh;
2. Triệu chứng khi trẻ sơ sinh cảm lạnh
Đây là một số triệu chứng phổ biến khi bé mắc cảm lạnh:
- Các dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thường là chảy nước mũi, hắt hơi và ho;
- Sốt do nhiễm trùng;
- Nghẹt mũi có thể dẫn đến khó thở;
- Cơ thể bé mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, khó chịu và hôn mê;
3. Phòng tránh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
Cách tốt nhất để chống lạnh là phòng ngừa với các biện pháp sau:
- Để trẻ không bị lây nhiễm bằng cách tránh tiếp xúc những người bị nhiễm lạnh;
- Luôn luôn giữ cho trẻ ấm áp và tránh tiếp xúc đối với trời lạnh bên ngoài;
- Nếu trẻ có dấu hiệu cảm lạnh, cho trẻ uống nhiều nước để giảm bớt tắc nghẽn thải độc tố khỏi cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý để giảm ngạt mũi của bé;
- Luôn luôn rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc trẻ;
- Giữ đồ chơi và núm vú của trẻ sạch sẽ;
- Khi trẻ có các dấu hiệu cảm lạnh cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)