Mùa đông, khi thời tiết trở nên khắc nghiệt, sức đề kháng của mọi người bị suy giảm nên rất dễ bị bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Có một số loại thực phẩm có thể giúp phụ nữ mang thai tăng cường sức đề kháng,
Mật ong có thể thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu, tăng cảm giác thèm ăn, an thần và ngủ ngon, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, mật ong có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Uống 3-4 thìa mật ong mỗi ngày vào mùa đông để bổ sung dinh dưỡng và đảm bảo tiêu hóa tốt.
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, giải độc. Gừng giúp tăng cường tuần hoàn, phòng ngừa cảm lạnh, làm ấm cơ thể. Gừng cũng góp phần giảm thiểu triệu chứng nôn và buồn nôn khi mang thai.
Vì vậy, trong thời gian mang thai, nhất là vào mùa đông, bà bầu có thể sử dụng một chút gừng để tăng sức đề kháng. Gừng có thể sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn, cho thêm đường hoặc mật ong vào cốc trà gừng để dễ uống và tăng thêm hương vị. Lưu ý không ăn quá nhiều gừng, tốt nhất hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ sản khoa.
3. Nho khô
Nho khô chứa một lượng lớn đường glucoza, có tác dụng dinh dưỡng đối với cơ tim, giúp phục hồi sức khỏe của bệnh nhân tim mạch. Do hàm lượng tương đối cao của canxi, phốt pho và sắt cũng như một lượng lớn vitamin và các axit amin có trong nho khô có tác dụng bồi bổ cho người cao tuổi, phụ nữ và người bị suy nhược thiếu máu, mệt mỏi quá mức. Nho khô cũng là một thực phẩm trị liệu tốt cho các bệnh phụ nữ.
4. Cam, quýt
Trái cây họ cam, quýt chứa nhiều vitamin C và các axit amin cần thiết cho cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng, xây dựng một hệ miễn dịch tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, vitamin C cũng hỗ trợ quá trình hấp thu các chất khoáng thiết yếu cho cơ thể như sắt, kẽm…
Cam chứa nhiều chất xơ, chính vì vậy ăn cam thường xuyên giúp giảm được các triệu chứng táo bón trong suốt thai kỳ. Nên uống một cốc nước cam ấm mỗi ngày để có sức khỏe tốt trong mùa đông.
5. Sô cô la
Bà bầu ăn một ít sô cô la mỗi ngày có tác động tích cực đến hành vi của em bé sau khi chào đời. Nghiên cứu chỉ ra rằng những bà bầu dễ bị căng thẳng, nếu họ có thể thường xuyên ăn sô cô la trong thai kỳ thì con của họ không sợ hãi khi có người lạ.
6. Tôm
Tôm chứa hàm lượng canxi rất cao. Trong thời kỳ mang thai, ăn nhiều tôm hoặc vỏ tôm có thể bổ sung canxi, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác, đặc biệt canxi có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ. Ăn tôm cũng có thể thúc đẩy sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ.
Do đó, nếu không có phản ứng bất lợi nào với tôm, mẹ bầu có thể ăn tôm trong các bữa ăn bằng cách hấp, rang, chiên giòn…
7. Thịt bò
Nhu cầu sắt và kẽm của phụ nữ mang thai gấp 1,5 lần so với người bình thường. Hàm lượng sắt trong 100g gân bò là 3mg, bằng khoảng 10% lượng sắt được khuyến nghị khi mang thai; hàm lượng kẽm là 8,5mg, bằng khoảng 77% lượng kẽm được khuyến nghị trong thai kỳ. giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại thực phẩm tự nhiên thông thường. Thịt bò nạc sẽ không có tác động tiêu cực đến lượng cholesterol trong máu.
Bà bầu nên ăn thịt bò nạc mỗi tuần 3 - 4 lần, mỗi lần 60 - 100g có thể ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường miễn dịch./.
Hương Giang (t/h)