Bệnh tăng nhãn áp (còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến thị lực kém đi, thậm chí mù lòa. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Ảnh minh họa
1. Nguyên nhân tăng nhãn áp
- Thông thường, chất lỏng, chảy ra khỏi mắt bạn thông qua một kênh giống như lưới. Nếu kênh này bị chặn, chất lỏng sẽ tích tụ mà không thoát ra được. Nguyên nhân tăng nhãn áp vẫn chưa được xác định, nhưng các bác sĩ tin rằng tăng nhãn áp phần lớn là do di truyền, có nghĩa là nó được truyền từ cha mẹ sang con cái.
- Các nguyên nhân tăng nhãn áp ít phổ biến hơn bao gồm :chấn thương hoặc tác động hóa học đối với mắt, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, các mạch máu bị chặn bên trong mắt và các tình trạng viêm vùng mắt. Một nguyên nhân khác hiếm xảy ra hơn, đó là phẫu thuật mắt để điều trị một bệnh lý khác lại gây ra bệnh tăng nhãn áp.
2. Triệu chứng tăng nhãn áp
Các dấu hiệu và triệu chứng tăng nhãn áp khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh
- Tăng nhãn áp góc mở: Mất thị lực một bên (ngoại vi) hoặc mất tầm nhìn trung tâm ở cả hai mắt; tầm nhìn hình ống (tầm nhìn xung quanh bị mất, chỉ nhìn được phía trước).
- Glaucoma góc đóng cấp tính: Đau đầu dữ dội; Đau mắt; Buồn nôn và ói mửa; Nhìn mờ; Mắt đỏ.
3. Phòng ngừa tăng nhãn áp
- Đi khám mắt thường xuyên. Kiểm tra mắt thường xuyên giúp phát hiện nguyên nhân tăng nhãn áp trong giai đoạn đầu, trước khi biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên khám mắt toàn diện sau mỗi 5 đến 10 năm nếu bạn dưới 40 tuổi; 2-4 năm nếu bạn ở độ tuổi từ 40 đến 54; 1-3 năm nếu bạn từ 55 đến 64 tuổi; và sau 1-2 năm nếu bạn trên 65 tuổi. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp, bạn sẽ cần sàng lọc thường xuyên hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lịch trình sàng lọc phù hợp với bạn.
- Tìm hiểu về lịch sử sức khỏe mắt của gia đình bạn. Nguyên nhân tăng nhãn áp thường là do di truyền. Vì thế, nếu có người thân mắc căn bệnh này, bạn sẽ cần sàng lọc thường xuyên hơn.
- Tập thể dục an toàn. Tập thể dục thường xuyên, vừa phải có thể giúp ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp bằng cách giảm áp lực mắt. Hãy nói chuyện với bác sĩ về một chương trình tập luyện thích hợp.
- Nhỏ thuốc nhỏ mắt thường xuyên. Thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp giúp giảm đáng kể nguy cơ gây ra áp lực mắt cao, có thể tiến triển thành bệnh tăng nhãn áp. Để đạt hiệu quả, thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ cần được sử dụng thường xuyên ngay cả khi bạn không có triệu chứng.
- Đeo kính bảo vệ mắt. Chấn thương mắt nghiêm trọng có thể là nguyên nhân tăng nhãn áp. Cho nên, bạn cần đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng các dụng cụ điện hoặc chơi những môn thể thao đòi hỏi tốc độ cao trên sân.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)