Vitamin B có rất nhiều loại khác nhau như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12...Mỗi loại vitamin B lại có tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Dưới đây là vai trò của các loại vitamin B đối với cơ thể.
Vitamin B giúp tăng trưởng tóc
Nếu bạn đang bị rụng tóc, các loại thực phẩm giàu vitamin B nên là một phần của chế độ ăn hàng ngày của bạn. Vitamin B kích thích tăng trưởng tóc bằng cách cải thiện tuần hoàn máu ở da đầu.
Vitamin B1 (thiamine)
Là một vitamin thống soái của hệ thần kinh mà nếu thiếu nó có thể gây tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, thiếu tập trung..., kích thích hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrate, tăng hoạt động của cơ bắp, tăng nuôi dưỡng thần kinh và tim.
Thiếu B1 sẽ gây bệnh phù beriberi.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B1: các loại ngũ cốc thô, thịt, các loại đậu đặc biệt là đậu Hà Lan.
Vitamin B2 (riboflavin)
Tăng tạo hồng cầu, hỗ trợ các tế bào trong chức năng tạo năng lượng, tham gia hỗ trợ trong điều trị tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng, sốt liên tục, các bệnh lý về đường ruột hay bị thương nặng...
Những thực phẩm giàu vitamin B2: các loại rau xanh đậm, thịt, chuối, táo, lê, hay các loại hạt ngũ cốc...
Vitamin B3 cung cấp năng lượng
Vitamin B3 còn được gọi là niacin giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Phụ nữ cần 14 mg và nam giới cần 16 mg vitamin B3 mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin B bao gồm các loại đậu, quả hạch, sữa, cá, bánh mì và thịt nạc. Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây ra chứng mất trí, tiêu chảy và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vitamin B5 thành phần quan trọng của hormon
Vitamin B5 hoặc axit pantothenic được tìm thấy trong các loại rau họ cải bắp như cải xoăn và bông cải xanh. Vitamin B5 cũng được tìm thấy trong khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa,…. Vitamin B5 giúp sản xuất kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng. Vitamin B5 bổ sung nước cho da, giúp da khỏe mạnh hơn và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.
Vitamin B6 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Theo National Institutes of Health, nhu cầu vitamin B6 cần thiết hàng ngày là 1,3 mcg đối với người lớn. Những thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm chuối, đậu, cà rốt, phô mai, thịt gà, đậu lăng, gạo lức, cá ngừ, hạt hướng dương, bột ngũ cốc nguyên hạt, tôm, rau bina và cá hồi. Vitamin B6 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Vitamin B12 để ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Người trưởng thành cần 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Thực vật và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật không chứa vitamin B12, vì vậy người ăn chay có thể bị thiếu hụt loại vitamin này. Các nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên là cá và các sản phẩm từ thịt, men dinh dưỡng và ngũ cốc. Vitamin B12 giúp các tế bào máu và các tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.
Axít folic- cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển
Vitamin B9, còn được gọi là axit folic hoặc folic, giúp tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Theo National Institute of Health, người trưởng thành nên bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày. Vitamin B9 được tìm thấy trong các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt và đậu.
Nhật Anh (t/h)