Bệnh lao da là một loại bệnh nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn Mycrobacterium Tuberculosis, M. ovis và cũng có thể do trực khuẩn Calmette-Guerin gây ra.
Ảnh minh họa
1. Nguyên nhân lao da
- Lao da thường là dạng phát triển từ trực khuẩn được di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài. Lệnh lao da là biến thể từ nhiều thể lao khác như lao phổi, lao hạch...
- Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da như sau:
+ Đường máu: một số mạch máu từ ổ lao có thể bị phá hủy và khiến vi khuẩn lao xâm nhiễm trực tiếp vào máu, từ đó di chuyển đến khắp các cơ quan khác và đến da. Đường lây nhiễm này thường gây ra lupus lao,lao hạch, lao sẩn hoại tử,...
+ Đường lympho: trực khuẩn sẽ len theo các khe gian bào và mạch lympho đến vùng tổn thương trên da, thường gây ra lao hạch.
2. Biểu hiện lao da
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng: nốt sần, sần viêm, loét da mãn tính... và các tổn thương khác. Xác biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của bệnh nhân. Lupus Vulgaris là loại lao da thường gặp nhất, thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và có các hình thái sau:
+ Lupus lao phẳng: các cù lao sẽ nổi cao trên bề mặt da và có kích thước nhỏ (từ 1 mm – 3 mm). Khi ấn vào sẽ xuất hiện màu vàng.
+ Lupus lao vẩy nến: trên mặt các tổn thương xuất hiện lớp vảy dày.
+ Lupus lao loét: trên da xuất hiện nhiều vết viêm loét nông, có hạt và mủ bên trong.
+ Lupus lao mì: các tổn thương sần sùi như hạt cơm.
3. Phòng ngừa bệnh lao da
- Tiêm phòng vắc xin BCG là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh lao. Vắc xin BCG là một loại vắc xin phòng ngừa lao, thường được khuyến khích tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa nhiều hình thái của lao nguy hiểm. Đối với người trưởng thành và chưa từng chủng ngừa lao trước đây cũng nên được tiêm phòng.
- Hạn chế tiếp xúc với những bệnh nhân bị bệnh lao và đang trong quá trình điều trị lao.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp rèn luyện cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
- Từ bỏ thuốc lá, không uống rượu bia và không sử dụng các chất kích thích.
- Khi có triệu chứng bất thường nghi mắc bệnh lao, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
- Trong trường hợp chẩn đoán mắc bệnh lao, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)