Khi lượng đường trong máu (glucose) thấp bất thường giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/l thì khi đó được gọi là hạ đường huyết. Hạ đường huyết ở người cao tuổi rất nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong, nhất là những người có tiền sử đái tháo đường.
Ảnh minh họa
1. Triệu chứng và biến chứng của hạ đường huyết
- Bệnh nhân có cảm giác đói, run chân tay, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực và lo sợ… Lúc này đo đường máu giảm xuống còn 4-3mmol/l. Nặng hơn chút khi đo đường máu giảm xuống còn 3-2mmol/l thì bệnh nhân có biểu hiện yếu ớt, mệt, đau đầu, huyết áp tăng nhanh, nhìn mờ và lơ mơ. Khi đường máu giảm xuống < 2 mmol/l bệnh nhân co giật, hôn mê.
- Bệnh nhân có thể bị hôn mê, bất tỉnh nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài thường xuyên. Ngoài ra, bệnh nhân còn có nguy cơ bị động kinh, mất trí, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị sớm.
2. Cách phòng hạ đường huyết hiệu quả
- Ở người cao tuổi gan giảm khả năng dự trữ glucid, nhất là khi xa bữa ăn. Bởi vậy, khi tiếp cận với môi trường lạnh đột ngột người cao tuổi rất dễ hạ đường huyết. Đột ngột thay đổi hành vi như đứng lên ngồi xuống nhanh, bất ngờ cũng dễ gây hạ đường huyết. Để khắc phục các biến chứng, người bệnh không nên thực hiện chế độ ăn quá nghèo glucid với mục đích chữa bệnh; Khi có dấu hiệu hạ đường huyết thì ăn bánh kẹo, uống 1 cốc nước đường hay sữa có đường.
- Để phòng ngừa hiệu quả bệnh, bác sĩ khuyên cả bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn dưới đây:
+ Không được bỏ ăn sáng (dù ăn được ít hay nhiều) đặc biệt ở những người có bệnh mãn tinh, bệnh nền, nằm liệt 1 chỗ hay cơ thể yếu.
+ Những bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường, tiêm insulin phải tuân thủ liều lượng đúng đơn bác sĩ hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
+ Bệnh nhân cần phải chủ động theo dõi lượng đường huyết hằng ngày bằng cách ghi sổ chỉ số đường huyết để theo dõi cho những lần kế tiếp
+ Hạn chế rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, thuốc lào.
+ Cần có chế độ dimh dưỡng, khoa học, kết hợp với luyện tập, chơi thể thao vừa với sức khỏe của mình.
+ Khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi, đánh giá điều trị.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)