Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Câm

Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh. Có thể rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. Một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ. Câm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh câm:

1. Trẻ sinh non: tai bắt đầu hình thành khi được khoảng tám tuần tuổi và từ khoảng tuần thứ 18, xương tai trong và đầu mút thần kinh não đã phát triển đầy đủ đến tuần thứ 24 cơ quan thính giác của trẻ phát triển đầy đủ để bé có thể nghe thấy mọi âm thanh như tiếng tim mẹ đập hoặc tiếng máu chảy đều đặn qua cuống rốn,...Trẻ có thể bị giật mình bởi tiếng động lớn. Âm thanh có tác dụng như một kênh thông tin của bé với môi trường bên ngoài.Vào khoảng tuần thứ 25, bé bắt đầu lắng nghe được giọng nói của mẹ và cả các giọng nói bên ngoài còn có thể biết nhận ra giọng nói của mẹ khi được 27 tuần tuổi. Tuy nhiên các âm thanh có thể bị bóp nghẹt do tai bé vẫn còn bị phủ dày lớp bã nhờn như là một chiếc áo choàng bảo vệ cho da không bị nứt nẻ vì nước ối. Bé còn có thể cử động hay thay đổi tư thế trong bụng mẹ để phản ứng lại với âm thanh đột ngột như tiếng cửa đóng sầm hoặc còi xe… 

2. Trẻ bị viêm tai giữa: thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Gồm 2 loại chính: Viêm tai giữa cấp tính mủ nếu được xử lý tốt sẽ khỏi hẳn không để lại di chứng.Viêm tai giữa cấp tính hoại tử: sẽ để lại di chứng ảnh hưởng đến sức nghe và dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề gây điếc cho trẻ.

3. Trẻ bị viêm màng não: gây tổn thư­ơng dây thần kinh sọ não: trong VMN mủ có thể tổn th­ương các dây thần kinh sọ não nh­ư dây II, III, IV, VI, VII, VIII… trong đó có dây VIII ( tiền đình ốc tai) chi phối cho thính giác khi viêm màng não gây tổn thương dây VIII hoặc nhánh ốc tai trẻ có thể bị điếc hoặc do điều trị sử dụng các loại kháng sinh gây độc dây VIII như kháng sinh nhóm aminoglycosid: gentamycin, streptomycin,... đặc biệt ở trẻ nhỏ di chứng để lại thường nặng nề, khó điều trị.

4. Mẹ hút thuốc lá trong thai kỳ: Nicotin và khí CO có trong khói thuốc là chất gây ảnh hưởng chính đến phôi thai trong dó có nguy cơ gây điếc bẩm sinh ngay từ khi trẻ mới sinh ra, nguy cơ bị điếc do thần kinh cao gấp 3 lần so với những em bé được sinh ra từ những bà mẹ không có thói quen hút thuốc hoặc không thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói thuốc lá ảnh hưởng đến khả năng xử lý âm thanh của não bộ, cơ quan thính giác của trẻ rất dễ bị tổn thương bởi chất nicotin khi khả năng xử lý âm thanh bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra còn gây sinh non từ đó dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm khuẩn gây viêm màng não, viêm tai giữa, tổn thương thần kinh trong đó có dây VIII gây điếc.

5. Ngoài ra cho thai nhi nghe nhạc ở tần số cao từ 120dB cũng có thể  gây tổn thương cho các tế bào thần kinh thính giác ảnh hưởng đến chức năng thính giác của trẻ, ngay cả khi mở ở mức thấp 90 dB trong thời gian dài quá 8 tiếng cũng gây hại cho thính giác của thai nhi.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến câm điếc bẩm sinh như mang thai sớm, mẹ mang thai không được dinh dưỡng đầy đủ gây suy dinh dưỡng thai nhi, trẻ đẻ non, mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, thường xuyên tiếp xúc với âm thanh có tần số cao… dẫn đến điếc là nguyên nhân gây nên bệnh câm.

Nhật Minh (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi