Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bất kỳ loại bệnh nào. Đối với bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kỳ cũng nên có chế độ ăn thích hợp. Thận nhân tạo giúp loại bỏ khỏi cơ thể các chất dư thừa do ăn uống đưa vào. Tuy nhiên, chức năng của nó không thể hoàn hảo như thận bình thường, nên chế độ ăn của bệnh nhân chạy thận có thể thay đổi so với trước khi lọc thận, nhưng không được ăn uống như bình thường. Sau đây là một số hướng dẫn về xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân lọc máu chu kỳ.

Ảnh minh họa

1. Đảm bảo đủ năng lượng

Bình thường cơ thể cần 35-40 Kcalo/kg/ngày, có thể được cung cấp dưới dạng đường hay dầu mỡ, đường có nhiều trong các loại thức ăn chế biến từ lúa và lúa mì như bánh mì, gạo, nui.

2. Hạn chế ăn muối

Sử dụng nhiều muối sẽ làm tăng trọng lượng giữa 2 kỳ lọc máu, tăng huyết áp. Gây phù nề và khó thở. Vì vậy, những người tăng huyết áp hay bị phù cần đặc biệt hạn chế muối. Thậm chí phải ăn nhạt hoàn toàn. Nếu sử dụng thì chỉ dùng khoảng 2gam/ngày và nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ.

3. Không nên ăn thực phẩm giàu natri

Các thực phẩm như: Dưa cải chua, kim chi, thịt kho, cá khô, mắm cá, hột vịt muối, khoai tây chiên, bột ngọt, gia vị có nhiều natri người lọc máu chu kỳ không nên ăn.

4. Hạn chế thực phẩm giàu phospho

- Đối với những người suy thận cần hạn chế thực phẩm giàu phospho. Hàng ngày chỉ nên dùng lượng vừa đủ từ 4 – 12mg/ngày. Nếu dùng nhiều phospho sẽ làm tăng hoạt động tuyến cận giáp, làm huy động canxi vào máu gây ngứa, đau nhức xương, gãy xương, khớp, mô quanh khớp, cơ tim, mắt, phổi…

- Những thực phẩm có chứa nhiều phosphor như: Sữa, cacao, phomai, phomat, Cua, sò, lòng đỏ trứng, thịt rừng. Các loại trái cây khô, tôm khô, thịt bò khô, nội tạng, gan, óc…

5. Bổ sung thêm canxi

Cần bổ sung thêm canxi nhưng ở lượng vừa phải, mỗi ngày nên sử dụng canxi từ 1,4 – 1,6gam/ngày do thực phẩm chứa nhiều canxi thường chứa nhiều phospho nên cũng cần hạn chế. Ngoài ra, nên bổ sung dưới dạng thuốc uống.

6. Hạn chế kali

- Bệnh nhân lọc thận cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều kali như: dền, rau muống, mồng tơi, bắp cải, nấm rơm, củ cải trắng, đậu cô ve, su hào, cam, nho, chuối, bưởi, dâu dừa, nhãn, cam, chanh, mít, lựu, sầu riêng, kiwi, đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, chocolate, café…

- Người lọc máu chu kỳ có thể sử dụng các thực phẩm táo, lê, dứa, vú sữa, quýt, dưa hấu, xoài chín, bí đao, bí đỏ, bầu, su su, mướp… đó là những sản phẩm chứ ít kali.

7. Bổ sung các vitamin

- Vitamin B1, B6, B12, E

- Acid folic, sắt, kẽm

8. Nước uống

Những người lọc thận cần uống khoảng 800ml/ngày. Không uống theo mức độ khát. Nếu thấy xuất hiện phù cần giảm đi.

9. Đạm

- Đạm là chất cấu tạo chính của bắp thịt, là chất không thể thiếu cho đời sống của các tế bào trong cơ thể. Nhưng sử dụng các chất này sẽ sinh ra urê và urê bị tích tụ lại trong cơ thể khi bị suy thận. Vì vậy, trước khi lọc thận, người bệnh phải theo chế độ ăn giảm đạm.  Nhưng khi chạy thận thì thận nhân tạo thải được urê khỏi cơ thể nên người bệnh có thể và bắt buột phải ăn vào một lượng đạm như người bình thường.

- Đảm bảo lượng đạm 1,2 g/kg/ngày. Tùy theo trọng lượng cơ thể mà bổ sung lượng đạm cho phù hợp. Ví dụ, những người nặng 50 kg thì lượng đạm là 60gam/ngày (có trong 300g thịt bò tươi hoặc thịt heo tươi).

- Thực phẩm giàu đạm: trứng, cá, thịt bò, thịt heo nạc, tôm, các sản phẩm từ sữa

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi