Bệnh tăng nhãn áp là gì?
Bệnh tăng nhãn áp hay còn được gọi là bệnh thiên đầu thống, đây là một bệnh lý xảy ra khi áp lực thủy dịch ở bên trong nhãn cầu tăng cao, vì vậy tạo áp lực lên mắt. Bệnh để lâu không được điều trị sẽ làm tổn thương đến những dây thần kinh và bị mù lòa. Theo thống kê chung hiện nay có 4 loại tăng nhãn áp:
- Tăng nhãn áp góc mở;
- Tăng nhãn áp bẩm sinh;
- Tăng nhãn áp góc đóng;
- Tăng nhãn áp thứ phát.
Trong tất cả những bệnh trên, thì bệnh tăng nhãn áp góc mở là một trong những bệnh phổ và nhiều người mắc phải.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp
Tương ứng với loại bệnh tăng nhãn áp sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể:
Tăng nhãn áp thứ phát: Bệnh này sẽ mắc phải đối với những đối tượng từng mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng hay những bệnh lý khác như: Tiểu đường, thường dùng những thuốc Corticosteroids, chấn thương mắt.
Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: Trường hợp này thường do di truyền.
Tăng nhãn áp góc đóng: Do bị tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch nên dẫn đến tình trạng tăng áp lực mắt.
Triệu chứng nhận biết khi mắc bệnh tăng nhãn áp
Đối với những loại tăng nhãn áp khác nhau khi đó sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng. Những triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết bệnh lý này là:
- Tăng nhãn áp góc đóng: mắt thường bị ứng, sẽ bị đau đột ngột hay có thể kèm theo những cơn đau dữ dội. Thị lực của mắt không được rõ, thường xuyên giảm giác bị chối và cảm giác có một lớp màng che trước mặt. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh lý này còn có cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
- Tăng nhãn áp góc mở: Đối với loại bệnh lý này thường không có những triệu chứng gì đi kèm.
- Tăng nhãn áp bẩm sinh: Trẻ mới sinh ra đã xuất hiện một lớp màng mờ, bị mặt đỏ và dấu hiệu nhận biết có bản đó là trẻ thường nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Tăng nhãn áp thứ phát: những triệu chứng đi kèm của bệnh lý này tương tự như những trường hợp trên.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp
- Người trên 40 tuổi.
- Tiền sử gia đình mắc phải những bệnh tăng nhãn áp.
- Những trường hợp kéo dài thời gian dùng thuốc Corticosteroid.
- Những người mắc phải những bệnh như: cao huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hay bệnh hồng cầu lưỡi liềm,...
- Mắc phải một số bệnh về mắt như: mắt bị cận thị, gặp phải những chấn thương hay trải qua những cuộc phẫu thuật về mắt khác./.
Nhật Anh (t/h)