Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa gai cột sống

1. Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.

Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.

 

Ảnh minh họa

2. Nguyên nhân gai cột sống

Các nguyên nhân gây gai cột sống bao gồm:

Viêm xương khớp: Viêm xương khớp gây kích thích tế bào tạo thêm xương, từ đó dẫn tới việc xương thừa làm cho bề mặt xương nhô ra và hình thành gai.

Do lắng đọng canxi: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% thành phần tạo nên sụn) và biến đổi một số chất khiến sụn khớp dễ bị canxi hóa dẫn đến gai cột sống.

Do chấn thương: Gai cột sống là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi bị chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép.

Do thoái hóa cột sống: Là nguyên nhân chủ yếu gây ra gai cột sống. Sự biến đổi hình thái về cột sống cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm có thể khiến gai xương hình thành và phát triển. Muốn loại bỏ gai xương, bệnh nhân nhất thiết phải giải quyết và kiểm soát được tình trạng thoái hóa.

3. Triệu chứng của gai cột sống

Các biểu hiện thông thường có thể gặp của gai cột sống là:

- Đau ở vùng cổ, thắt lưng đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển. Vị trí đau biểu hiện phần cột sống có vấn đề liên quan. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi

- Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan

- Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân

- Cơ bắp tay chân có thể yếu đi

- Cơ thể mất cân bằng

- Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nguy kịch)

- Rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…)

Phòng ngừa gai cột sống

- Không ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế.

- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống.

- Hạn chế khuân vác nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, chạy, đá bóng,… thay vào đó nên tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như yoga, bơi lội,…

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức quan trọng với những bệnh nhân gai cột sống, nhất là các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Hơn nữa, cũng nên bổ sung các loại thức ăn giàu protein từ thịt và cá, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

- Để phòng ngừa các cơn đau do gai cột sống, khi đi ngủ, nên sử dụng các loại đệm mềm mại, không nên dùng loại đệm quá cứng, cũng như là nằm ở tư thế không thoải mái.

Nhật Minh (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi