Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Ngững biến chứng nguy hiểm do đường trong máu cao gây ra

Tổn thương tim

Đường huyết cao ảnh hưởng tới mạch máu cũng trực tiếp gây tổn thương tim như: xơ vữa động mạch giảm máu nuôi đến tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Tổn thương thần kinh

Đường huyết cao trong khoảng thời gian dài sẽ gây tổn thương các tổn thương thần kinh thường gặp.

Biểu hiện lâm sàng của biến chứng là sự thay đổi cảm giác ở ngọn chi, dị cảm ở vùng tổn thương (cảm giác đau nhói, bỏng rát, tê bì,...) hoặc có thể mất cảm giác, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể tổn thương thần kinh tự động liên quan đến tim mạch, tiêu hóa, hệ sinh dục - tiết niệu từ đó có thể gây tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, từ đó tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tổn thương thần kinh tự động tiêu hóa còn có thể gây liệt ruột và bất thường ở thực quản.

Bệnh lý mắt do đái tháo đường

Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp gây nên mù lòa ở người trưởng thành. Bệnh tiến triển theo các giai đoạn khác nhau cùng với tổn thương võng mạc không hồi phục, có thể gây mù.

Tổn thương thận

Mạch máu nuôi đến thận cũng bị xơ vữa, chít hẹp, tắc nghẽn do lượng đường trong máu cao kéo dài, gây suy giảm chức năng thận, suy thận, viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận.

Nhiễm trùng

Những người bị đường huyết cao có nguy cơ gặp bệnh nhiễm trùng nặng, khó điều trị hơn so với bình thường và còn gây ra suy giảm miễn dịch.

Chỉ số đường huyết trong máu ít khi tăng cao đột ngột, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt để chỉ số này tăng cao quá nhanh, biến chứng nguy hiểm người bệnh sẽ phải đối mặt như: nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu gây hôn mê, tử vong,…  

Dấu hiệu nhận biết đường trong máu cao

Khi đường trong máu cao sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng, được chia thành 2 nhóm chính bao gồm:

Nhóm triệu chứng thần kinh: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nhanh đói, đói cồn cào khó chịu, tâm trạng hay chán nản, dễ cáu gắt, khát nước nhiều hơn bình thường.

Nhóm triệu chứng vật lý: vết thương chậm lành, sụt cân nhanh chóng, ngứa ran, tê chân, xuất hiện những vết sạm bất thường ở sau gáy hoặc nách,…

Mỗi người có thể có những triệu chứng đường trong máu cao khác nhau, có người biểu hiện rất rõ ràng nhưng cũng có trường hợp không hề có triệu chứng. Khi nghi ngờ đường trong máu cao, để khẳng định cần dựa trên chỉ số đường huyết.

Chỉ số này được kiểm tra bao gồm: xét nghiệm đường huyết lúc đói (sau khi nhịn ăn từ 8 giờ trở lên) và xét nghiệm đường huyết sau khi ăn 2 giờ, chỉ số HbA1c để đánh giá tổng quan khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh suốt 24 giờ.

Sẽ kết luận đường trong máu cao nếu một trong ba chỉ số vượt tiêu chuẩn:

  • Đường huyết khi đói từ 5,6 mmol/l trở lên (tương đương với 100 mg/dl).
  • Đường huyết sau khi uống 75g đường 2 giờ từ 11,1 mmol/l trở lên (tương đương với 200 mg/dl).
  • Chỉ số HbA1c từ 5,7% trở lên.

Dựa trên các chỉ số này, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được mức độ tăng đường huyết và điều trị, phòng ngừa biến chứng. Trong quá trình điều trị và sau điều trị, vẫn cần tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu.

Nhật Minh (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi