Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Mắc bệnh tự miễn tăng nguy cơ mắc ung thư

Hệ miễn dịch của chúng ta làm việc vất vả để chống lại virus, vi khuẩn và nhiễm trùng. Khi bạn mắc bệnh tự miễn, tế bào miễn dịch quay lại tấn công chính cơ thể mình. Điều này diễn ra ở mọi nơi trong cơ thể. Bệnh tự miễn thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới vì sự khác biệt về gen và yếu tố môi trường.

Có hơn 80 bệnh tự miễn. Một số bệnh tự miễn thường gặp gồm: bệnh tự miễn của tuyến giáp, viêm ruột, lupus, đa xơ cứng, thấp khớp, tiểu đường typ 1. Người mắc bệnh tự miễn có nguy cơ cao mắc một số loại ung thư nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại bệnh tự miễn mà bạn mắc và các loại thuốc bạn sử dụng. Một số phương pháp điều trị bệnh tự miễn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Dưới đây là một vài ví dụ về mối liên quan giữa bệnh tự miễn và nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư.

Ảnh minh họa

Viêm khớp dạng thấp và ung thư phổi

Viêm khớp dạng thấp là do rối loạn viêm gây ra tình trạng sưng phù đau đớn ở khớp. Tuy nhiên,  bệnh này cũng gây ra các vấn đề về tim mạch và hô hấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp thường  tăng nhẹ nguy cơ mắc một số loại ung thư trong đó có ung thư phổi. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp và có thói quen hút thuốc, bạn sẽ tăng thêm 40% nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi hơn những người hút thuốc nhưng không mắc bệnh. Người ta thấy viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp là yếu tố nguy cơ nổi tiếng của ung thư và những người hút thuốc là yếu tố nguy cơ cao của cả viêm khớp và ung thư phổi. Đây có thể là một phần của yếu tố môi trường tác động đến mối quan hệ giữa viêm khớp dạng thấp và ung thư phổi cùng với sự tiềm ẩn của yếu tố di truyền.

Viêm mạch và ung thư bàng quang

Viêm mạch là từ dùng để miêu tả một bệnh tự miễn khá hiếm gặp. Bệnh này được điều trị bằng một loại thuốc có tên là cyclophosphamide. Cyclophamide là một thuốc ức chế miễn dịch, làm giảm khả năng phản ứng với tác nhân gây hại của hệ miễn dịch cơ thể. Thuốc này có nguy cơ gây ra ung thư bàng quang và một số loại ung thư khác. Những người mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng cần sử dụng cyclophosphamide để tăng cơ hội sống nhưng đồng thời cũng dễ phát triển thành các bệnh leukemia hoặc ung thư bàng quang. Nguy cơ này liên quan đến thời gian và liều lượng sử dụng thuốc. Nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn khi sử dụng cyclophosphamide đường uống hàng ngày. Theo một nghiên cứu, 6% bệnh nhân mắc hội chứng u hạt Wegener được điều trị bằng cyclophosphamide bị mắc ung thư bàng quang.

Hội chứng Sjögren và ung thư hạch bạch huyết

Hội chứng Sjögren là một bệnh tự miễn khá phổ biến liên quan đến khô mắt và khô miệng. Nếu bạn bị hội chứng này thì bạn có thể mắc một bệnh tự miễn thứ hai  như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp. Giống như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cho cơ thể: ngoài mắt, miệng thì còn có thận và phổi.

Những người mắc Sjögren có nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết cao gấp 7-19 lần . Hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch giúp lọc những chất có hại. Ung thư hạch bạch huyết xảy ra khi một người mắc Sjögren ở tuyến nước bọt, nơi gây bệnh đặc trưng. Tuy nhiên, ung thư hạch bạch huyết lại dễ dàng điều trị được.

Còn những bệnh tự miễn khác đều có khả năng gây ung thư do chính bản thân gây ra hoặc do sử dụng thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Viêm khớp dạng thấp liên quan đến nguy cơ ung thư hạch bạch huyết.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở bệnh nhân xơ cứng bì – một nhóm các bệnh ảnh hưởng đến da và mô liên kết.
  • Viêm da cơ, một bệnh tự miễn gây suy yếu cơ và phát ban liên quan đến nguy cơ cao mắc một số bệnh ưng thư như ung thư vú, buồng trứng, phổi và hệ tiêu hóa.
  • Bệnh vẩy nên liên quan đến nguy cơ mắc ung thư da không sắc tố.

Có những loại thuốc điều trị bệnh tự miễn có khả năng gây tăng nguy cơ mắc ung thư nhưng không có nghĩa là bạn nên dừng sử dụng chúng. Khi chúng ta nói về nguy cơ, chúng ta đang nói về khả năng có thể xảy ra, và khả năng này khá nhỏ. Bác sỹ điều trị sẽ giúp bạn cân bằng giữa việc điều trị bệnh và hạn chế được tác dụng phụ của thuốc.

Ngọc Mai (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi