Nội mạc tử cung là lớp trong của tử cung, là nơi phôi làm tổ và phát triển. Trong kỳ kinh nguyệt, quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc này sẽ bong ra và di chuyển ra ngoài cơ thể cùng máu kinh. Lạc nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc “đi lạc” sang chỗ khác ngoài buồng tử cung, đến các cơ quan khác, các tế bào này sẽ gây tắc, viêm nhiễm và chảy máu.
Nguyên nhân gây nên lạc nội mạc tử cung
Hiện nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, một số yếu tố sau đây có thể là tác nhân dẫn đến việc lạc nội mạc tử cung:
Kinh nguyệt bị trào ngược: khi đó các tế bào nội mạc tử cung có trong dòng máu kinh nguyệt sẽ chảy ngược lên ống dẫn trứng và khu vực chậu thay vì thoát ra ngoài cơ thể. Những tế bào lạc chỗ này dính vào thành khu vực chậu và bề mặt của các cơ quan trong khu vực chậu, nơi chúng sẽ tiếp tục phát triển, dày lên và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt
Sự biến đổi của tế bào phúc mạc: điều này được nhắc đến trong “thuyết cảm ứng”, các nhà khoa học cho rằng hormon hoặc các yếu tố miễn dịch thúc đẩy quá trình biến đổi của tế bào phúc mạc thành tế bào nội mạc tử cung
Sự biến đổi của tế bào phôi: các loại hormon như estrogen có thể biến đổi tế bào phôi thai thành tế bào tử nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì
Sẹo để lại do phẫu thuật: sau một số loại phẫu thuật như phẫu thuật cắt tử cung, tế bào nội mạc tử cung có thể dính lên vết mổ
Tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển: các mạch máu hoặc dịch của mô có thể làm các tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển đến các phần khác của cơ thể.
Bất thường về hệ miễn dịch: bất thường trong hệ miễn dịch có thể làm cơ thể không phát hiện và không phá huỷ các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.
Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
Để phát hiện kịp thời và phòng tránh nguy cơ vô sinh do lạc nội mạc tử cung gây ra, các chị em cần đặc biệt chú ý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian;
Đau thắt lưng và đau bụng;
Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục;
Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt;
Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn;
Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;
Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;
Đau dữ đội trong thời kì kinh nguyệt;
Đau trước và trong kì kinh;
Đau khi quan hệ tình dục;
Mệt mỏi;
Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của lạc nội mạc tử cung
Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp cơ chậu được thư giãn và giảm co thắt cũng như đau;
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng;
Khi nằm xuống, bạn hãy kê một chiếc gối ở dưới đầu gối;
Bạn cũng có thể thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học.