Thế nào là huyết áp kẹt?
Huyết áp của chúng ta được xác định thông qua hai trị số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khi huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương <=25mmHg (hoặc <=20 mmHg) thì được cho là huyết áp kẹt.

Nguyên nhân gây kẹt huyết áp
- Do bị mất máu nội mạch: Thường gặp trong các trường hợp biến chứng của suy tim hay sốt xuất huyết làm dịch thoát ra khỏi lòng mạch hoặc do bị chấn thương.
- Do các bệnh lý về van tim mà chủ yếu là do hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá. Trong bệnh cảnh hẹp van động mạch chủ, huyết áp tâm thu sẽ giảm do bị giảm lượng máu tống ra khỏi thất trái. Ngược lại, trong hẹp van hai lá, huyết áp tâm trương lại bị tăng lên do máu bị ứ lại ở thì tâm trương. Các hiện tượng này xảy ra đều gây nên tình trạng huyết áp kẹt.
- Do các bệnh lý khác ở tim như suy tim, cổ trướng, tràn dịch ngoài màng tim gây chèn ép tim...
Triệu chứng của bệnh huyết áp kẹt
Những người bị bệnh huyết áp kẹt thường có các biểu hiện sau đây:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
- Thường bị hụt hơi, khó thở, hơi thở ngắn và dốc.
- Mất thăng bằng.
- Khó ngủ.
- Hay có cảm giác ớn lạnh.
- Suy giảm trí nhớ, mức độ tập trung kém.
Biện pháp phòng tránh
- Để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này, mỗi chúng ta cần:Theo dõi các chỉ số huyết áp, áp lực mạch: Chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện các bệnh liên quan đến huyết áp. Bạn nên trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà để có thể theo dõi sát sao chỉ số này mà không phải đến các cơ sở y tế thường xuyên.
- Xây dựng một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học.
- Đi khám tại các cơ sở y tế uy tín khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
- Tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi bị huyết áp kẹp cần nghỉ ngơi thư giãn, hít thở sâu và dùng thuốc điều hòa huyết áp. Tuyệt đối không nên cố làm việc hoặc mất bình tĩnh khiến huyết áp giao động.
Duy Tiến (t/h)