Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất răng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân… Có thể mất răng do bị nha chu, mất răng do tai nạn (té, ngã….), chứng mất răng bẩm sinh, mất răng do thói quen vệ sinh răng miệng không kĩ dẫn đến sâu răng, viêm nướu, lợi…
Hậu quả của việc mất răng
Tất cả các bệnh về răng nếu không được chữa trị kịp thời thì dẫn đến hậu quả cuối cùng là mất răng (có thể răng tự rụng hoặc răng phải nhổ do mất chức năng ăn nhai và thẩm mỹ). Khi răng bị mất lâu ngày, nếu không đươc chữa trị kịp thời thì hậu quả mà người bệnh phải gánh chịu thường nghiêm trọng hơn nhiều so với suy nghĩ của bệnh nhân. Sau đây là hậu quả của mất răng:
Khó khăn trong việc ăn nhai
Nếu mất răng, chức năng ăn nhai giảm bớt, bệnh nhân không thể nhai thức ăn dai, cứng, điều đó ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột. Không những thế, việc khó khăn khi nhai cũng làm giảm vị giác, giảm cảm giác ngon miệng của người bệnh khi ăn, dẫn đến việc ăn ít đi và có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Phát âm không chính xác
Đặc biệt là khi mất răng cửa, sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm do giảm hoặc mất mối tương quan răng – môi – lưỡi làm cho người bệnh phát âm bị ngọng.
Xáo trộn khớp cắn
Các răng kế cận có xu hướng xê dịch vào khoảng trống mất răng, các răng đối diện vùng mất răng có thể trồi lên hoặc thòng xuống quá mức. Về lâu dài sẽ phát sinh ra các vấn đề về khớp căn và thay đổi hình dáng khuôn mặt.
Tiêu xương
Xương ổ bắt đầu tiêu dần dần sau khi mất răng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ kích thước khuôn mặt, việc tiến hành và duy trì tạm thời thường là: Làm răng giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ, nên không thể đạt được thẩm mỹ.
Lão hóa sớm
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt bạn trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
Hương Giang (t/h)