Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Hậu quả của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa

Đái tháo đường có thể được coi là đại dịch, nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật gấp 20-40 lần so với những bệnh lây nhiễm khác. Bệnh gây ra rất nhiều các biến chứng, việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh trở nên quan trọng.

Ảnh minh họa

1. Biến chứng của bệnh đái tháo đường

- Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Tiểu đường có thể gây nguy cơ bị bệnh thần kinh. Ngoài ra, nó cũng khiến mạch máu hẹp hơn do hàm lượng chất béo cao. Vì vậy, các dây thần kinh sẽ không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Kết quả là, phải đối mặt với những cơn đau, ngứa ran trên ngón tay và gây cảm giác buồn nôn…

- Tổn thương thận: Hàm lượng đường trong máu cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến việc làm giảm chức năng lọc cầu thận và các chức năng khác của thận.

- Bệnh về mắt: Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu trong võng mạc và gây ra sự tăng trưởng bất thường của chúng, nó có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng cho mắt, thậm chí mù lòa. Bệnh làm tăng nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

- Bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường. Hàm lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng ở xung quanh tim. Khi đó, các mạch máu hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ.

- Nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: Răng, miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận… Đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn.

- Thời gian chữa lành vết thương lâu: Hàm lượng đường cao làm cho các mạch máu hẹp lại và cản trở lưu thông máu. Vì vậy, bất kỳ vết thương nào trên cơ thể cũng cần mất một thời gian dài để chữa lành đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

2. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

- Bỏ hoặc không hút thuốc lá.

- Ăn nhạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, ăn nhiều cá, ăn ít mỡ động vật.

- Uống cà phê vừa phải.

- Hạn chế bia, rượu hoặc uống ít rượu bia và uống điều độ.

- Giữ cân nặng chuẩn (chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9, tính bằng cách lấy cân nặng đo bằng kg chia cho bình phương chiều cao đo bằng mét).

- Rèn luyện thể lực mức độ trung bình: 30 phút mỗi ngày như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp, chạy, chơi bóng bàn, bơi, khiêu vũ…

CN. Vũ Văn Trình (t/h)


Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi