Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Điều trị và phòng ngừa bệnh hạ kali máu

 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hạ kali máu thường là:

- Phụ nữ 

- Người Mỹ gốc Phi 

- Người ăn kiêng, những bệnh nhân nặng, nằm lâu, phải nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày.

Người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như:

  • Tiêu chảy cấp hoặc nôn ói nhiều do tả, thương hàn, do ngộ độc thức ăn, ... 
  • Người bị thụt tháo nhiều lần
  • Rò đường tiêu hóa
  • Loét dạ dày do dùng bột cam thảo
  • Hội chứng rối loạn hấp thu do khiếm khuyết vận chuyển ion của ruột non

Bệnh nhân đang được dùng thuốc lợi tiểu loại thải kali hoặc ở giai đoạn bắt đầu hồi phục của suy thận cấp, toan hóa ống thận.

Dùng một số thuốc như:

  • Thuốc giãn phế quản gắn kết các thụ thể beta-adrenergic, nhóm xanthin
  • Các thuốc steroid như prednisone, hydrocortisone, methylprednisolone
  • Dùng thuốc kháng sinh như penicillin, ampicillin, carbenicillin, aminoglycoside  với liều cao
  • Thuốc chống nấm amphotericin B
  • Insulin
  • Verapamil

Các biện pháp điều trị bệnh hạ kali máu

Liệu pháp thay thế kali

Được tiến hành tuỳ theo phân loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc điều trị hạ kali máu được bắt đầu ngay khi có kết quả của các xét nghiệm xác định chẩn đoán.

  • Hạ kali máu mức độ nhẹ: những người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ chỉ cần uống kali dưới dạng viên hoặc dạng lỏng. Cách này dễ quản lý, an toàn, không tốn kém và dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa tuy nhiên một số chế phẩm với liều quá cao có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn.
  • Hạ kali máu mức độ nặng:

Nếu có loạn nhịp tim hoặc các triệu chứng quan trọng bệnh nhân cần được truyền kali tĩnh mạch. Kali được truyền rất chậm vào tĩnh mạch và theo dõi kỹ trong nhiều giờ để tránh các vấn đề nghiêm trọng về tim và tránh kích ứng mạch máu chỗ đặt kim truyền. Đo nồng độ kali máu mỗi 1-3 giờ.

Bệnh nhân cần được nhập viện theo dõi tại khoa cấp cứu. 

Người bị nghi ngờ hạ kali máu nghiêm trọng cần phải được theo dõi tim mạch và truyền dịch.

  • Trường hợp hạ kali kháng trị có thể cải thiện với thuốc lợi tiểu giữ kali.

Điều trị nguyên nhân gây ra hạ kali máu:

  • Điều trị tiêu chảy
  • Ngưng dùng thuốc gây hạ kali máu
  • Bổ sung các thực phẩm chứa kali như cà chua, cam hay chuối
  • Bổ sung kali bằng chế độ ăn và thuốc được dùng ở bệnh nhân đang điều trị lợi tiểu.
  • Cần kiểm tra các bất thường chuyển hóa cùng tồn tại như hạ magie máu. 

Phòng ngừa bệnh hạ kali máu

Các phương pháp phòng ngừa bệnh hạ kali máu bao gồm:

  • Tránh các hoạt động thể chất nặng và kéo dài 
  • Tránh dùng các thảo dược hoặc thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, ... có thể gây ra hạ kali máu. Luôn dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ cũng như có chế độ dự phòng và theo dõi kali máu khi điều trị các thuốc này.
  • Bù đủ lượng kali mất đi hàng ngày ở những bệnh nhân tiêu chảy hoặc tiểu nhiều do dùng thuốc lợi tiểu. 

Bùi Thành (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi